Feeds:
Posts
Comments

Archive for the ‘Nhân vật’ Category

Thụy Khuê

Bài đăng ngày 14/03/2009 Cập nhật lần cuối ngày  14/03/2009 13:54 TU

Nguồn: RFI

Giông tố là thảm kịch về sự thấp hèn bất tín của con người trên mọi lãnh vực: không ai có thể tin được ai, không ai có thể nhờ cậy được ai. Từ trong ra ngoài, từ anh em đến cha mẹ, từ vợ đến chồng, cha đến con, tất cả đều sống trong lừa dối, bất mục, một vòng loạn luân khép kín : tội ác và lừa bịp gieo rắc khắp nơi, không thể biết hậu quả chỗ nào mà tránh.


Vũ Trọng Phụng qua nét vẽ của Côn Sinh, in trong tác phẩm Cạm bẫy ngườiNguồn : wikimedia.org

Vũ Trọng Phụng qua nét vẽ của Côn Sinh, in trong tác phẩm Cạm bẫy người
Nguồn : wikimedia.org

Vũ Trọng Phụng là một trong những khuôn mặt độc đáo nhất của văn học tiền chiến. Văn chương Vũ Trọng Phụng đối lập với văn chương Tự Lực văn đoàn và cũng khác hẳn lối hiện thực phê phán của những người cùng thời như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng…Trái với những nhận định của phần đông các nhà phê bình từ trước đến nay – kể cả những người như Phan Khôi, Trương Tửu – Vũ Trọng Phụng không dùng ngòi bút để chống lại một thành phần, một giai cấp, cũng không trực tiếp chỉ trích sự mục nát, thối rữa của xã hội Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân, nhìn trên bề mặt, mà ông mô tả sự tha hoá của con người, trên toàn diện xã hội, dưới chiều sâu, qua nhiều từng lớp, nhiều hạng người, mỗi người có một cách tha hoá khác nhau trước thế lực của tiền bạc và tham ô.

Ra đời dưới một ngôi sao xấu

“Tôi sinh ra đời dưới một ngôi sao xấu”, như lời Xuân Tóc Đỏ, nhân vật chính trong tiểu thuyết Số đỏ, Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20/10/1912 tại Hà nội, trong một gia đình nghèo. Cha là Vũ Văn Lân, làm thợ điện, mất khi Phụng mới được 7 tháng. Mẹ là Phạm Thị Khách, goá chồng mới 24 tuổi, ở vậy nuôi con và mẹ chồng.

Vũ Trọng Phụng có năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ, biết đánh đàn, soạn nhạc, và làm thơ. Học xong Cao đẳng tiểu học, 16 tuổi, thi vào trường sư phạm không đỗ, phải kiếm việc, làm thư ký cho nhà hàng Gô Đa, rồi nhà in Viễn Đông trong 2 năm.

Từ 18 tuổi, chuyển hẳn sang viết văn, làm báo, còn có các bút hiệu  khác là Thiên Hư, Phụng Hoàng… Trong chín năm từ 1930 đến 1939, Vũ Trọng Phụng đã cộng tác với nhiều tờ báo như Hà thành ngọ báo, Nhật tân, Hải Phòng tuần báo, Công dân, Tiểu thuyết thứ bẩy, Hà nội báo, Tương lai, Tiểu thuyết thứ năm, Sông Hương, Đông dương tạp chí, Tao đàn, v.v… và viết đủ mọi thể loại.

Sống bằng nghề cầm bút, luôn luôn trong cảnh túng bẫn. Năm 1937 lập gia đình với Vũ Mỵ Lương, sinh được một bé gái, tên là Mỵ Hằng. Vũ Trọng Phụng bị lao, nhưng vẫn dốc hết sinh lực ra viết đến hơi thở cuối cùng. Xuất hiện trên văn đàn năm 1930, năm sau, đã nổi tiếng với vở kịch Không một tiếng vang, và hai năm sau, qua những phóng sự như Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Vũ Trọng Phụng trở thành ngòi bút phóng sự nổi tiếng nhất đất Bắc.

Năm 1936, xuất bản bốn cuốn tiểu thuyết: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê, và Làm đĩ, gây xôn xao dư luận. Bệnh tật và làm việc quá sức, Vũ Trọng Phụng mất ngày 13/10/1939 tại Hà Nội, ở tuổi 27. Với sức sáng tác sung mãn lạ kỳ, trong 9 năm cầm bút Vũ Trọng Phụng để lại trên dưới 30 truyện ngắn, 9 cuốn tiểu thuyết, 8 thiên phóng sự, 6 vở kịch… Phần lớn là những tác phẩm có giá trị.

Sinh cùng năm với Hàn Mặc Tử và mất trước Hàn Mặc Tử một năm, Vũ Trọng Phụng cùng với Hàn Mặc Tử và Bích Khê, là ba thiên tài mệnh yểu của văn học Việt Nam trong thế kỷ XX.

Ở miền Bắc, trong suốt thời gian dài, từ thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm đến giai đoạn đổi mới, Vũ Trọng Phụng bị coi là nhà văn phản động, có tư tưởng chống cộng.

Vũ Trọng Phụng bị loại trừ khỏi văn học Việt Nam vì người ta tìm thấy : “Trong di sản Vũ Trọng Phụng có một bài báo dài nhan đề “Nhân sự chia rẽ giữa Đệ Tam và Đệ Tứ, ta thử ngó lại … (1937), đã tạo thuận lợi quyết định cho ý đồ loại trừ Vũ Trọng Phụng khỏi văn học sử nước nhà” (trích bài Một khía cạnh ở nhà báo Vũ Trọng Phụng : người lược thuật thông tin quốc tế của Lại Nguyên Ân, Tạp chí văn học, tháng 12/ 1989).

Bài báo có tên đầy đủ là “Nhân sự chia rẽ giữa đệ tứ và đệ tam quốc tế, ta thử ngó lại cuộc cách mệnh cộng sản ở Nga từ lúc khỏi thủy cho đến ngày nay” in trên Đông Dương tạp chí số ra ngày 25/9/ 1937.

Ngoài ra, những cố gắng của Trương Tửu và Trần Thiếu Bảo (nhà in Minh Đức), in và giới thiệu lại tác phẩm của Vũ Trọng Phụng trong thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm, càng làm tăng các tội “phản động” và “làm mật thám cho Tây” mà người ta gán cho nhà văn họ Vũ.

Do ảnh hưởng sâu rộng từ bài viết triệt hạ thâm độc Vũ Trọng Phụng của Hoàng Văn Hoan và các tê-no khác như Nguyễn Đình Thi, Vũ Đức Phúc… Vũ Trọng Phụng bị khai trừ hẳn trên văn đàn miền Bắc.

Đến thời kỳ đổi mới, tác phẩm của Vũ Trọng Phụng mới thực sự được in lại, với Tuyển tập Vũ Trọng Phụng do Nguyễn Đăng Mạnh soạn và viết bài giới thiệu, nhà xuất bản Văn Học in năm 1987, và lễ kỷ niệm 50 năm ngày mất Vũ Trọng Phụng tại Văn Miếu Hà Nội ngày 12/10/ 1989.

Từ sự “phục hồi” này, nẩy sinh một loạt nhận định mới, nhiều người không ngần ngại “chuyển hướng”, biến Vũ Trọng Phụng thành nhà văn “cách mạng”, thậm chí một “chiến sĩ cộng sản”, đại biểu tầng lớp nông dân, cầm bút chống lại thực dân phong kiến.

Truy lùng sự thật

Thực ra Vũ Trọng Phụng không phải là nhà văn tranh đấu, hiểu theo nghiã cách mạng. Ông cũng không chống Pháp, theo nghĩa thông thường.

Vũ Trọng Phụng là một nhà văn, một nhà văn đích thực, viết về sự tha hoá của con người. Tác phẩm của ông, phát xuất từ xã hội Việt nam dưới thời Pháp thuộc, những năm 30-40, với tất cả những tệ đoan của thời đó, nhưng Vũ Trọng Phụng không quy kết trách nhiệm cho tập đoàn lãnh đạo là chính phủ bảo hộ, hoặc nhà vua Annam, mà ông đào sâu hơn, điều tra mỗi hành động của cá nhân con người, để xác định trách nhiệm mỗi cá nhân trước bổn phận và đạo đức sống của chính mình.

Trong những truyện ngắn đầu tiên như Một cái chết (1931), Bà lão lòa (1931), ông đã nêu đích danh thủ phạm của những cái chết bi thương, đói khát, là lòng dạ ác độc, không cưu mang nhau, giữa người với người.

Chính vì điểm ấy mà Vũ Trọng Phụng khác những nhà văn cùng thời. Tác phẩm của ông không bị giới hạn trong luận đề chôn xã hội cũ, như phần lớn các thành viên Tự Lực văn đoàn, ông cũng không tố cáo những bất công của xã hội thực dân như các ngòi bút hiện thực phê phán.

Vũ Trọng Phụng là nhà văn tả chân đúng nghiã nhất của hai chữ tả chân : nghiã là ông chỉ truy lùng sự thực, ông chỉ đi tìm sự thực về con người mà thôi. Vì vậy, tác phẩm của Vũ đạt tới sự phổ quát : những nhân vật của Vũ có thể tìm thấy trong bất cứ xã hội nào mà tham nhũng và tiền bạc làm chủ, xưa cũng như nay, Đông cũng như Tây.

Tác phẩm Giông tố

Giông tố không phải là quyển tiểu thuyết như Tắt đèn của Ngô Tất Tố, hay Đoạn tuyệt của Nhất Linh. Có nghiã là nó không chỉ tố cáo sự thối nát trong chế độ làng xã thôn quê, sự bóc lột người cùng đinh của bọn giàu có, quan lại, ở nông thôn, của một thời Pháp thuộc, như Ngô Tất Tố. Nó lại càng không đả phá chế độ gia đình trị trong xã hội cổ truyền đầu thế kỷ XX, như Nhất Linh.

Vũ Trọng Phụng trình bày con người của mọi thời dưới khía cạnh thực nhất: Đó sự thay lòng đổi dạ  của con người trong một môi trường xã hội mà tiền bạc có thể chi phối tất cả.

Vũ Trọng Phụng viết về sự tha hoá của con người trong khi các tác giả khác mới chỉ đề ra những nạn nhân của chế độ, như Loan trong Đoạn tuyệt, nạn nhân của chế độ mẹ chồng nàng dâu ; Dậu trong Tắt đèn, nạn nhân của sưu cao thuế thuế nặng, của quan lại dâm ô ; Bính trong Bỉ vỏ, nạn nhân sự phản bội của người tình, sự tàn ác của cha mẹ, sự đoạ đầy của xã hội, v.v…

Nhân vật của Vũ Trọng Phụng khác hẳn: trong Giông Tố, chúng ta không tìm ra được khuôn mặt nào đáng thương quá đáng, cũng không tìm thấy khuôn mặt nào đáng ghét quá đáng, kể cả Nghị Hách và Thị Mịch, là hai đối trọng, kẻ hiếp dâm và kẻ bị hiếp.

Trong Giông tố, (cũng như trong Vỡ đêSố đỏ), không hề có sự chia đôi giữa nạn nhân và thủ phạm, vì thế mà những người phê bình như Trương Chính, quá quen với lối phân chia tốt xấu, không thể hiểu được sự phức tạp của con người Thị Mịch.

Nghị Hách là một triệu phú, chuyên dùng sự khủng bố, chuyên mua tất cả, làm xong tội ác cũng trả giá bằng tiền. Sau khi hiếp dâm Thị Mịch, Nghị Hách đã dùng tiền và thế lực mua chuộc quan lại, đổi ông huyện thanh liêm đi chỗ khác, sai người giải truyền đơn giả cộng sản để ghép tội dân làng, Vũ Trọng Phụng viết :

«Đến hôm quan huyện và quan đồn về khám xét cả làng thì sự khủng bố lại càng hoàn toàn, lại càng đầy đủ. Bầu không khí hầu như không thở được nữa. Trẻ già lớn bé đều đã tái xanh mặt mũi khi thấy ông chánh hội, ông phó hội, ông lý trưởng, ông phó lý, người nào cũng run như cày sấy ở trong phòng hội đồng của làng, trước một hộ râu vênh vểnh của ông quan đồn và bốn cái lưỡi kiếm sáng quắc ở miệng súng của bốn bác lính khố xanh.

Ông đồn giơ miếng vải đỏ và những mẩu giấy trắng chữ tím ra, để mắng bọn lý dịch như tát nước vào mặt họ. Trẻ con người lớn đứng xem đen ngòm… Một người lính quát một tiếng, thế là cả cái đống người tò mò ấy tan tác ra như một đàn ruồi ở sau mông con bò, lúc bị cái đuôi bò đập một cái vậy.

Tối mặt tối mũi lại, một đứa trẻ hoảng hốt cắm cổ chạy, thế nào ngã đánh bõm một cái xuống ngay ao. Tuy vậy mà bọn người lớn, sợ sệt quá, cũng không dám vớt. Khi quan huyện phải quát xuống vớt, mới có một anh chàng lực điền chắp tay vái mấy cái rồi cởi áo ra, nhảy xuống ao mò đứa bé con…

Rồi bọn lý dịch phải theo ông đồn và ông huyện ra xe hơi lên tỉnh. Hôm sau, họ được về thì lại đến lượt ông đồ phải gọi lên tỉnh có việc quan. Rồi ông đồ cũng về. Thế là cả bọn đều là những cái trứng để đầu đẳng.

Ngoài cái kiện đua hơi với ông nghị giàu có, hách dịch nhất. Chưa biết được thua thế nào, mấy người còn lo sốt vó về tội canh phòng bất cẩn, dung túng kẻ phản nghịch trong làng, hoặc ở ngoài đến tuyên truyền ở làng, và dạy học trò mà không có phép mở trường tư. Cả làng đều nằm mê thấy toàn những ngục tù, những hình phạt.

Lại đến hôm thấy cái tin ông huyện cũ phải đi, để cho ông khác về thay. Thì cả làng ai cũng tin chắc chắn, y như được ông thành hoàng báo mộng cho vậy, là ông đồ và bọn lý dịch đã ký vào đơn kiện thế nào rồi cũng vì một việc cô Mịch bị hiếp mà mất chức, mà ngồi tù!» (trích Giông tố, trong Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, nxb Văn Học, 1987, trang 254).

Đoạn văn trên đây, không hề mô tả dân làng như những nạn nhân vô tội, điều mà chúng ta thường thấy trong những tác phẩm hiện thực thời ấy.

Vũ Trọng Phụng thoát khỏi lối trình bày một chiều phân chia nạn nhân và thủ phạm, ông mô tả dân làng, dưới những nét hiện thực tả chân : khi có việc tố tụng, mới thấy tính chia rẽ và nhu nhược không những của dân quê mà còn cả bọn lý dịch. Sự sợ sệt của họ trước bất cứ việc gì dây dưa tới cửa quan, càng khiến bọn nha lại dễ dàng khu xử theo luật tắc của đồng tiền, mà những kẻ như Nghị Hách, có đầy đủ phương tiện để chi phối toàn bộ guồng máy quan trường theo ý mình.

Trong Vỡ đê, Vũ Trọng Phụng trình bày vấn đề tranh đấu của người dân đi hộ đê. Mặc dù có Phú, một thanh niên có học, biết luật, đứng lên dẫn đầu cuộc tranh đấu cho quyền lợi lương bổng, nhưng họ cũng vẫn trong tình trạng ô hợp, xung động, mất trật tự, chỉ cần mấy lời đe dọa của lũ nha lại, là tất cả đều tan rã, không đủ khí phách để đi đến cùng. Hai nhược điểm chính của người dân nước ta là chịu nhẫn nhụckhông kiên quyết, cho nên họ không thể đấu tranh giành quyền sống, giành tự do, dân chủ được.

Toàn bộ tác phẩm của Vũ Trọng Phụng nói lên điều đó như một lời tiên tri và vẫn còn đúng tới hôm nay. Vũ Trọng Phụng muốn nói : phải trách mình chứ đừng nên trách người.

Những nhân vật người Pháp trong tiểu thuyết của ông, thường không phải là bọn tham quan ô lại, mà bọn tham ô, thường là người Việt. Chính người Việt đã xử tệ với dân Việt, chính người Việt đã tham nhũng, tồi tàn, đã làm bẩn xã hội Việt.

Vì thế, ông không trình bầy một xã hội chia hai, một bên là bọn quan trường Pháp thuộc tàn nhẫn, đẫm máu người và một bên là đám dân đen Việt Nam trong sạch và vô tội bị thực dân bóc lột đoạ đầy, mà ông trình bày sự ti tiện của con người trước áp lực của kim tiền và tham nhũng. Tác phẩm của ông đào sâu xuống cái thấp hèn của con người, cái thối nát của chính những người Annam, những tri huyện, tổng đốc, đã lạm quyền, những bọn cai đội, lý dịch đã ra tay đàn áp, bóc lột dân nghèo.

Vũ Trọng Phụng đã sớm nhìn thấy trách nhiệm của người mình đối với người mình. Thấy nước mình tàn tệ như thế là vì người mình thối nát, ông không đổ lỗi cho thực dân Pháp, cho chính quyền thuộc địa, nghiã là ông không che đậy trách nhiệm cá nhân của người Việt, trước tình trạng thê thảm của dân Việt: quan trường tham nhũng, người dân ù lỳ, nhẫn nại, chỉ biết sợ sệt, chịu đựng, không biết đoàn kết, không có đầu óc đấu tranh.

Tất cả những nhược điểm ấy của người Việt, được Vũ Trọng Phụng đề cập từ năm 1936, đến nay vẫn không thay đổi, và đó là lý do giải thích tại sao chúng ta vẫn còn là một trong những nước cuối cùng, tồn tại một chế độ toàn trị, trong khi hầu như cả thế giới đã loại  bỏ.

Sự bất nhân trong tính người

Ở Vũ Trọng Phụng là sự phản tỉnh rất sớm về cái gọi là «tính người». Năm 1936, khi viết ba tác phẩm chính của mình là Giông tố, Số đỏVỡ đê, Vũ Trọng Phụng mới 24 tuổi, mà ông đạt tới độ chín của các nhà văn đứng tuổi từng trải.

Có lẽ bởi Vũ Trọng Phụng đã phải vào đời sớm, làm nghề nhà báo, phải xông xáo trong những môi trường ăn chơi trụy lạc, đến các cửa quan, về thôn ổ. Ngòi bút Vũ Trọng Phụng trước tiên là ngòi bút phóng sự điều tra, văn phóng túng, trực tiếp, đốp chát, là thứ hiện thực hàng ngày được đưa lên mặt báo.

Tiểu thuyết Giông tố gần như tổng hợp các tin vặt có thể lượm được trên một cột báo bình dân khoảng năm 1932. Thí dụ: tin Nghị Hách hiếp dâm một cô gái quê, tên Thị Mịch, con ông bà đồ Uẩn. Quỳnh thôn thấy con gái trong làng bị nhục, đồng đơn kiện Nghị Hách. Quan huyện thanh liêm muốn làm cho ra lẽ, bị quan Tổng đốc, thân Nghị Hách, đổi đi chỗ khác… Dân làng khi chưa kiện, biện luận hùng hồn, “nhất trí” một lòng một dạ, nhưng khi chạm đến cửa quan thì mỗi người một bụng, không ai muốn dây dưa, chỉ sợ tai bay vạ gió, không khéo lại vào tù…

«Tính người» trong tiểu thuyết Giông tố được phô bày một cách phũ phàng, không thương tiếc : Từ cô Mịch, con gái ông đồ, hiền lành, ngây thơ, quê mùa, đã hứa hôn với Long, một thanh niên đứng đắn. Mịch ban đầu là nạn nhân, bị hãm hiếp, được dân làng thương xót, rồi Mịch có mang, bị mọi người đàm tiếu, khinh bỉ.

Tú Anh, con trưởng của Nghị Hách, tưởng là một nhân vật tốt, muốn cứu vớt thanh danh gia đình Mịch, đã bắt buộc bố phải cưới Thị Mịch làm vợ lẽ ; nhưng để thực hiện chương trình phúc thiện, Tú Anh đã dùng những thủ đoạn đen tối, lừa dối hai người tình Mịch và Long làm cho họ hiểu lầm nhau.

Khi trở thành vợ bé Nghị Hách, một bước lên «bà lớn», Mịch cảnh vẻ, quát tháo con ở, ngoại tình với Long, dâm đãng như bất cứ người đàn bà có tiền, có thế lực nào. Ông bà đồ, cha mẹ Mịch ngày trước thanh bần trong sạch, tôn trọng đạo đức thánh hiền, nay vểnh vao trong chiếc xe hơi của Nghị Hách, dạo phố Hà nội, như những kẻ giàu mới phất, mặt mũi phởn phơ, không kém gì hạng người mà ngày trước ông bà đã từng khinh bỉ. Chính bản thân Mịch cũng thù ghét cha mẹ ở thái độ đổi trắng thay đen, đã bán khoán mình với giá rẻ cho Nghị Hách để hưởng giàu sang.

Đầu óc rửa thù bao trùm lên toàn thể nhân vật trong tiểu thuyết : gia đình Nghị Hách là một cuộc ân oán trên hai thế hệ với những oan nghiệt do chính Nghị Hách gây ra. Dùng tất cả những thủ đoạn đê hèn để làm giàu và tiến thân, Nghị Hách là một trường hợp đặc biệt của tội ác: hiếp dâm, giết người, không hề ngần ngại, miễn sao đạt được hai mục đích: thỏa mãn tính dâm dục và thành công trong địa hạt tiến thân. Chính đứa con trai của Nghị Hách xét đoán cha như sau: «Cái thằng cha ấy nó đẻ ra moa, chính là vì một phút điên rồ của xác thịt đấy!…

Cũng vì thế mà lúy bỏ ma me, để ma me nghèo, chết, rồi bây giờ lúy lại chực từ nốt cả moa! Các đằng ấy bảo vì lẽ gì tớ lại không rửa thù?» (trang 244).

Sự rửa thù, trong tác phẩm, từ trong gia đình ra đến xã hội, không chỉ có trong gia đình thối nát của Nghị Hách, mà trong cả gia đình Thị Mịch, đối cảnh của Nghị Hách, cũng không thoát khỏi : Bà đồ Uẩn, trong sự giàu sang, hãnh diện vì trả thù được bọn dân làng, đã từng khinh bỉ, riếc móc con gái bà.

Mịch trước khi bị hiếp dâm đã yêu Long, hai người đã chuẩn bị cưới hỏi. Sau khi bị nhục, Mịch nghĩ mình không còn xứng đáng với người tình, đã treo cổ tự vẫn nhưng không chết, Long đã hiểu cho tình cảnh Mịch, nhưng rồi sau đó, bị nghi ngờ chiếm hữu, Long xa lánh dần.

Mịch đi từ vị trí một người chọn chết để giữ thanh danh và trong sạch với người yêu, sang vị trí một người bất cần, trong Mịch chỉ còn lại sự căm hờn cho nhân tình thế thái:

«Trước kia Mịch tự tử là vì ái tình. Bây giờ Mịch không được yêu, thì Mịch chỉ trông thấy sự căm hờn mà thôi. Mà sự căm hờn chỉ nuôi, chứ không giết» (trang 335)

« Mịch đối với Long chỉ còn sự căm hờn» (trang 357).

Đối với cha mẹ, Mịch cũng bị oán thù chi phối :

«Mịch thấy mẹ mình như là hèn hạ quá, nhẫn tâm quá» (trang 359)

«Mịch oán giận mẹ. Căm tức bố, khinh bỉ anh» (trang 396).

Giông tố là thảm kịch về sự thấp hèn bất tín của con người trên mọi lãnh vực, không ai có thể tin được ai, không ai có thể nhờ cậy được ai. Từ trong ra ngoài, từ  anh em đến cha mẹ, từ vợ đến chồng, cha đến con, tất cả đều sống trong lừa dối, bất mục, một vòng loạn luân khép kín: Tội ác và lừa bịp gieo rắc khắp nơi, nên không thể biết hậu quả chỗ nào mà tránh.

Bộ ba tiểu thuyết then chốt: Giông tố, Số đỏVỡ đê, đã xây dựng nên vũ trụ Vũ Trọng Phụng, một vũ trụ đen tối mà con người đối xử với nhau không hơn gì loài thú.

Khía cạnh bất nhân trong nhân tính, sau này chúng ta thấy lại trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp.

Vũ Trọng Phụng là nhà văn Việt Nam đầu tiên đã phanh phui «thú tính» nơi con người, kể cả những người được coi là «hiền lành, chân thật». Trong khi những tác giả hiện thực cùng thời mới chỉ phân chia xã hội thành hai lớp lang tốt và xấu, đề cao cái tốt và hạ bệ cái xấu.

Vũ Trọng Phụng đi trước thời đại, bước lên trên lối phân tích luân lý giáo khoa đó, ông tả chân một xã hội hai mặt với những con người hai mặt, dùng đối thoại và độc thoại nội tâm của các nhân vật, như một phương pháp thám hiểm vùng tiềm thức của con người, ở thời điểm những năm 30 của thế kỷ trước.

Read Full Post »

Đỗ Tuyết Khanh Cập nhật : 02/01/2009 22:18

…nhà văn cách tân và nổi loạn, nhà văn du mục của lưu vong, của những kẻ yếu thế lạc loài, nhà văn chối bỏ xã hội tiêu thụ và hoài niệm những nền văn minh nguyên thuỷ. Đấy là những góc cạnh khác nhau của con người và nhà văn Le Clézio…

J.M.G. Le Clézio :
người lữ hành nhân ái

Đỗ Tuyết Khanh

Giải Nobel văn chương 2008 về tay J.M.G. Le Clézio, một nhà văn Pháp từ nhiều năm nay thường được nhắc nhở như một “Nobélisable“, mỗi khi đến mùa Nobel, báo chí và các nhà phê bình đua nhau tiên đoán ai sẽ là người đoạt giải. Le Clézio là nhà văn thứ 16 đem giải này về cho nước Pháp, sau Sully Prudhomme, người đoạt giải Nobel văn chương đầu tiên năm 1901, và gần đây hơn Claude Simon năm 1985 và Cao Hành Kiện (Gao Xingjian) năm 2000. Với Le Clézio, nước Pháp hoan hỉ chào mừng một Nobel Pháp “chính tông” hơn ông Cao Hành Kiện cách đây tám năm. Vì lúc ấy, và ngay cả bây giờ, có mấy ai ở Pháp, và ở nơi khác, biết Gao Xingjian là ai ? Không kể là Cao tiên sinh cũng chỉ xin tỵ nạn chính trị ở Pháp năm 1988 và mới nhập quốc tịch Pháp năm 1997, ba năm trước khi được giải Nobel. Và nhất là ông hầu như chỉ viết bằng tiếng Hoa, ngay cả bài diễn văn nhận giải ở Stockholm cũng thế, trong toàn bộ tác phẩm chỉ có 4 vở kịch là viết thẳng bằng tiếng Pháp. Thậm chí Uỷ ban Nobel, khi tuyên bố lý do, cũng đề cao ông như một người “đã mở ra những con đường mới cho nghệ thuật tiểu thuyết và kịch nghệ Trung Hoa“. Cũng vì thế mà nhiều người vẫn coi ông là một nhà văn Trung Hoa, và nếu không có cái “khúc mắc” chính trị thì chắc Trung Quốc đã chính thức “đòi lại” và tôn vinh “giải Nobel văn học đầu tiên của Trung Hoa” này rồi !

Nhưng cái gì cũng tương đối. Tuy Jean-Marie Gustave Le Clézio sinh năm 1940 ở Nice, một thành phố lớn miền Nam nước Pháp, có gốc gác tổ tiên ở miền Bretagne, và chỉ viết bằng tiếng Pháp, cha ông là người Anh, xuất phát như mẹ ông từ đảo Maurice, và ông coi Maurice cũng là quê hương của mình, không chỉ vì có cả hai quốc tịch Pháp và Maurice. Sau nhiều năm sống và làm việc ở nhiều nước khác nhau, ông hiện cư ngụ ở ba nơi, Albuquerque (Mỹ), Nice và Douarnenez, một tỉnh nhỏ ở ven biển Bretagne. Ông cũng gắn bó với châu Phi và châu Mỹ La tinh, nơi ông đã từng sống những ngày tháng và những trải nghiệm ảnh hưởng sâu sắc lên tâm hồn, con người và cuộc đời ông. Vì thế, ông khẳng định “Quê hương thật sự của tôi là tiếng Pháp“. Trước Le Clézio, cũng đã có hai Nobel văn chương Pháp có thể chia sẻ câu nói này: Maurice Maeterlinck, Nobel 1911, người Bỉ flamand, nhưng viết tiếng Pháp và sống ở Pháp 53 năm, và Samuel Beckett, Nobel 1969, người Ái Nhĩ Lan, cũng định cư tại Pháp trong 51 năm, và sáng tác bằng cả hai tiếng Anh và Pháp.

Ủy ban Nobel tôn vinh Le Clézio như “ngòi bút của sự rời bỏ, cuộc phiêu lưu đậm hồn thơ và ngất ngây nhục cảm, người đi tìm thăm một nhân tính bên kia và dưới nền văn hoá thống trị1. Quả vậy, ông thường được mệnh danh là nhà văn cách tân và nổi loạn, nhà văn du mục của lưu vong, của những kẻ yếu thế lạc loài, nhà văn chối bỏ xã hội tiêu thụ và hoài niệm những nền văn minh nguyên thuỷ. Đấy là những góc cạnh khác nhau của con người và nhà văn Le Clézio.

Le Clézio đến với văn chương rất sớm, 7 tuổi đã tập viết văn. Trong chuyến đi dài đến Nigéria để ở với cha, cậu bé J.M.G. viết hai cuốn sách nhỏ “Un long voyage” và “Oradi noir“, với đầy đủ bìa cứng, tên nhà xuất bản và cả danh sách “các tác phẩm sẽ in sau này” ! Năm 23 tuổi, người thanh niên Le Clézio đã nổi tiếng ngay với tác phẩm đầu tiên được in, Le Procès-Verbal, đoạt giải Renaudot và chỉ thiếu một phiếu để được giải Goncourt, là giải văn học lớn nhất của Pháp. Những sáng tác sau đó của ông gây được nhiều chú ý và thiện cảm trong giới văn học, nhưng từ năm 1978 trở đi ông mới được biết đến và ưa chuộng rộng rãi hơn, và càng ngày càng được nhiều người mến mộ, tên tuổi quen thuộc với công chúng tuy đa số độc giả của ông vẫn chỉ trong vòng giới trí thức. Cho đến nay, Le Clézio đã viết hơn 40 tác phẩm, gồm các tiểu thuyết, truyện ngắn, tiểu luận, sách thiếu nhi, và nhiều bài báo.

Những bước đầu của nhà văn

Cho đến khoảng cuối thập niên 1970, các tác phẩm của Le Clézio xoay quanh những hiện tượng của nội tâm và tri giác, những trạng thái hoảng loạn mất trí, các thử nghiệm trên ngôn ngữ, trong pháp cú : những đề tài và lối hành văn đòi hỏi người đọc phải động não liên tục, có khi chịu thua không theo nổi tác giả. Le Clézio thời đó mang tiếng là nhà văn khó đọc, khó hiểu. Và cũng không oan cho lắm : những cuốn “L’extase matérielle” (1967) , ” Le Livre des fuites” ( 1969) hay “L’Inconnu sur la terre” (1978), chẳng hạn, nửa tiểu luận nửa độc thoại, nhảy từ chuyện này sang chuyện kia một cách bất ngờ, chữ nghĩa lúc cụt lủn lúc miên man, có khi kèm theo hình vẽ, có khi lẫn vào một công thức toán, lâu lâu lại có một vài chữ ngoại văn, Anh hay Hy Lạp không kèm theo lời dịch. Trong cuốn Le Livre des fuites bỗng dưng có một chương chỉ là một danh sách vài trăm câu chửi liệt kê trên ba trang, nhiều câu thể hiện những thành kiến, kỳ thị, xấu xa bộc lộ khi con người hằn học với nhau. Tác giả để người đọc tự suy diễn như thế chứ không giải thích, rồi vài trang sau tặng cho câu này :

Khuôn mặt có nét quen
Tóc
Trán
Mắt              Mắt
Mũi
Miệng
Cằm

là một cái mặt nạ bằng vôi và thiếc, nó không bao giờ nói gì cả. Không có gì chết hơn sinh vật này. Không có gì im lặng hơn.

Văn phong như thế có người thích, thấy độc đáo, mới lạ, nhưng cũng có người chê là lập dị, là ngông. Cả hai đều có lý phần nào. Ở thời điểm đó, Le Clézio chịu ảnh hưởng của phong trào Nouveau roman (Tiểu thuyết mới), tuy ông không muốn tham gia nhóm “néoromanciers” hoặc bất cứ trường phái nào khác. Các sáng tác của ông trong giai đoạn này khá tiêu biểu cho những đặc tính của Nouveau roman : mỗi cuốn sách là một thử nghiệm trên lối hành văn; nhân vật và các tình tiết không quan trọng, mục đích của tác giả là chuyển tải thẳng lên trang giấy những lay động li ti ẩn hiện ở ranh giới của tiềm thức và nhận thức, là nơi xuất phát những cử động, lời nói, tình cảm của mỗi người, nguồn gốc sâu kín của cuộc sống. Để diễn đạt những cái khó nắm bắt, khó phản ánh ấy, các néoromanciers quan niệm phải phá bỏ các ước lệ cũ kỹ của lối viết văn tả tình tả cảnh quen thuộc cho đến nay. Trong hai thập niên 1960/1970, Le Clézio còn rất trẻ, còn phải tạo cho mình một sắc thái riêng, dễ được thu hút bởi những tìm tòi khai phá, những hoài bão cách tân, hơn là những con đường đã mòn gót người đi. Và cũng với sự bồng bột của tuổi trẻ, bản tính ngang tàng từ thuở nhỏ, J.M.G. phần nào có khiêu khích, như khi viết trong lời tựa tác phẩm đầu tay Le Procès-Verbal (1963): ” Theo tôi, viết và trao đổi, là có khả năng làm bất cứ ai tin bất cứ gì. Chỉ qua những tiết lộ liên tiếp mới có thể lay chuyển bức tường lãnh đạm của công chúng”.

Song nếu chỉ là ngông hay cầu kỳ đỏm đáng thì Le Clézio có lẽ đã dừng ở lại đó, quanh quẩn với những định đề ấy và một xu hướng văn chương bác học, không đi xa hơn để đến với những chân trời mới, trong cả nghĩa đen và nghĩa bóng, đã cho ông những kích thước và một bề dày khác. Đằng sau những cái có thể bị gọi là “tiểu xảo” ấy là một nội dung thật sự, những suy tư, khao khát thật sự của người viết văn :

” Tôi muốn viết cho cái đẹp của ánh mắt, cho sự thuần khiết của tiếng nói. Tôi muốn viết để vươn tới chân trời xưa, rõ nét như sợi chỉ, và bầu trời sáng trên mặt biển. … Tôi muốn viết để đứng về phía súc vật và trẻ thơ, đứng cùng với những người thấy được thế giới thật chung quanh và cảm nhận hết vẻ đẹp của nó … Tôi muốn viết để cuộc sống chỉ có thế: để không còn tồn tại cái xấu xí, cái bỉ ổi, cái dung tục, để câu chữ không còn là nô lệ của đồng tiền, không còn làm dơ bẩn những bức tường và trang giấy, để tất cả trở lại như trước, không lăng nhục, như khi chưa có câu chữ trên trái đất”

L’Inconnu sur la terre, trang 387.

Tôi muốn nói với bạn, xa và lâu, với những câu chữ không chỉ là câu chữ mà còn đưa ta đến tận bầu trời, đến không trung, đến biển cả. Tôi nghe thấy tiếng nói ấy, điệu nhạc ấy, chúng không xa lạ, chúng rung vang quanh đây, lóng lánh quanh đây, trên những tảng đá trắng và trên mặt biển, lấp lánh giữa lòng thành phố, ngay cả trong mắt người qua đường. Nói thế nào đây ? Lời của điệu nhạc ấy đến từ một nước không có ngôn ngữ, nơi tiếng nói bị bịt kín, giam hãm trong chính mình, biến thành ánh sáng, chỉ thấy được từ bên ngoài”

L’Inconnu sur la terre, trang 9.

Tất cả những hình ảnh quen thuộc trong các tác phẩm sau này của Le Clézio đã xuất hiện trong giai đoạn ấy : mặt trời chói chang, những đám mây vần vũ, cơn bão ập xuống, mưa rào trên mái, mùi đất ẩm, và nhất là biển cả, ánh nắng lung linh trên mặt nước, tiếng sóng vỗ, những bụi gai trên đồi cát, và vị mặn trong gió. Những chi tiết sống động đánh thức đủ năm giác quan của người đọc, cho cảm tưởng đang sống thực cùng với nhân vật những gì miêu tả trên trang giấy. Chính những cảm quan này, cái “ngây ngất nhục cảm” đượm trong văn Le Clézio lôi cuốn người đọc, đã góp phần mở rộng giới độc giả của ông khi ông trở lại với một lối viết “cổ điển” hơn, dễ tiếp nhận hơn, dễ đi vào lòng người hơn. Từ cuốn “Mondo et autres histoires” (1978) trở đi, và nhất là với Désert (1980), được Viện hàn lâm Pháp trao tặng giải Grand Prix de littérature Paul Morand đầu tiên, Le Clézio trở thành nhà văn bán chạy, được dịch sang nhiều thứ tiếng, nhưng vẫn không “bình dân”. Năm 1994, nguyệt san Lire bầu ông là nhà văn lớn nhất viết tiếng Pháp còn sống.

jmg-vo

Le Clézio và người vợ đầu Marie-Rosalie, ảnh Henri Cartier-Bresson, 1965

Nhà văn của chân mây cuối trời

Le Clézio rất thích đi bộ, theo ông đó là sinh hoạt tự nhiên duy nhất của con người. Viết văn và đi bộ là hai sinh hoạt không thể tách rời và không thể thiếu nơi ông. Trong tuần lễ trao giải Nobel, có lần ông trốn buổi chiêu đãi, đi lang bang trong Stockholm. Vì thế đương nhiên tất cả các nhân vật của ông lúc nào cũng đi, lang thang trong các thành phố hay trong sa mạc, từ nơi này sang nơi khác, từ trang đầu đến trang cuối. Gấp sách lại, người đọc lắm khi cũng có cảm giác tê chân mỏi gối, như chính mình đã vất vả leo đèo lội suối. Cái lưu động trong thế giới Le Clézio không chỉ là động tác đi bộ mà còn là sự lưu lạc của các nhân vật, sự trôi dạt của cuộc đời họ, có khi đến tận chân mây cuối trời. Sách của Le Clézio nói về những cảnh lưu vong, những con người xa xứ, những mảnh đời phiêu bạt. Bản thân ông cũng có cuộc đời nổi trôi, đi khắp nơi, sống ở nhiều nước, hầu như lúc nào cũng vừa đi đâu về hay sắp sửa chuẩn bị lên đường.

Như tất cả những đứa trẻ khám phá thế giới qua sách vở, J.M.G. mơ đến những chân trời xa xôi, những cuộc phiêu lưu hào hứng. Chuyến đi cùng mẹ và anh sang Nigéria ở với cha lúc 8 tuổi và những ngày tháng ở châu Phi đã hun đúc tâm hồn ông. Nhưng các sự kiện có tính chất quyết định nhất, thay đổi cả cuộc đời, là trong giai đoạn sau này.

Sau khi thoát chiến tranh Algérie nhưng không trì hoãn nghĩa vụ quân sự được nữa, Le Clézio xin được phục vụ trong khuôn khổ các chương trình hợp tác của Pháp. Ông xin đi Bắc Kinh nhưng được điều đi dạy chính trị học ở Bangkok. Lúc ấy là những năm 1967-68, chiến tranh Việt Nam khốc liệt, quân đội Mỹ biến Thái Lan thành hậu cứ của họ, những trung tâm “Rest and recreation” mọc lên như nấm để phục vụ nhu cầu giải trí và nhất là sinh lý của đám lính tráng tìm quên bom đạn ở rượu và gái, biến mãi dâm thành cả một kỹ nghệ. Ai đã sống ở miền Nam Việt Nam thời ấy hẳn còn nhớ các câu quảng cáo “R and R” lải nhải hằng ngày trên truyền hình Mỹ. Trả lời một phỏng vấn của báo Le Figaro, Le Clézio lên án nạn bán dâm trẻ con, lúc ấy đang bắt đầu bành trướng ở Thái Lan. Ông phẫn nộ trước cảnh trẻ em bị bắt cóc rồi đưa về nhà thổ ở Bangkok. Chính quyền Thái Lan cũng phẫn nộ và … phản đối với nước Pháp. Le Clézio bị khép tội gây sự cố ngoại giao và doạ đưa ra toà án quân sự. Ông đáp lại là sẽ đào ngũ. Rốt cuộc nhờ sự can thiệp của vợ một vị đại sứ hâm mộ văn ông, ông thoát biện pháp kỷ luật, không bị cạo trọc đầu đưa vào trại lính mà được gửi sang Mễ Tây Cơ dạy học tại viện IFAL (Institut français d’Amérique latine).

Le Clézio nói đến thời gian ở châu Mỹ la tinh như một giai đoạn bản lề : “Một trải nghiệm đã thay đổi cả cuộc đời tôi, những gì tôi nghĩ về nghệ thuật, cách tôi sống với người khác, cách đi, cách ăn, cách ngủ, cách yêu và cả những chiêm bao” (La fête chantée, trang 9). Khi đặt chân xuống Mễ Tây Cơ, ông bỡ ngỡ trước một thế giới hoàn toàn khác, đầy khám phá. Ông học tiếng Tây Ban Nha và tìm đọc những tài liệu kinh điển của các nền văn minh thổ dân châu Mỹ đã bị triệt tiêu sau khi các nước Tây phương sang chiếm đóng. Và nhất là ông tìm đến và sống cùng với hai bộ lạc thổ dân Emberas và Waunanas trong rừng sâu của vùng El Tapón de Darien, ở Panama. Chia sẻ cuộc sống hàng ngày, học tiếng nói của họ, lắng nghe những huyền thoại của họ, ông như “đứng trước ngưỡng cửa một thế giới mới, và biết rằng mình không thể nào vượt qua để đến với cái thế giới vừa quen thuộc vừa hoàn toàn khác lạ này, một hình thức khác thể hiện sự hài hoà”.

Le Clézio có thi vị hoá, lý tưởng hoá thái quá những con người này và những nền văn minh đã biến mất mà họ tượng trưng không ? Ông rất thành thật công nhận là những xã hội cổ xưa ấy cũng có độc tài áp bức, tham nhũng và tranh giành quyền lực, âm mưu và phản bội, không kể đến những tục lệ dã man. Nhưng ông đề cao một lối sống gần gũi với thiên nhiên, tôn trọng mọi sinh vật của Tạo hoá, hoà nhập với đất trời:

“Tôi đã sống 4 năm, từ 1970 đến 1974, với những người Emberas trong rừng. Một trải nghiệm không thể quên vì cho tôi thấy một cách sống hoàn toàn khác những gì tôi vẫn biết ở châu Âu. Người Emberas sống hài hoà với thiên nhiên, với môi trường, với bản thân mà không cần phải dựa vào một chức quyền pháp lý hay tôn giáo nào. Điều này làm tôi hết sức kinh ngạc và khi về lại đây, tôi kể về sự hoà hợp trong đời sống cộng đồng của họ, thì có người trách tôi là ngây thơ, là nhìn mọi sự quá đơn giản và rơi vào huyền thoại “người hoang dã tốt” 2, trong khi tôi hoàn toàn không có ý đó. Tôi không bao giờ có thể nói về những người tôi đã cùng sống là họ hoang dã hay là họ tốt. Họ sống theo những tiêu chí và những giá trị khác.”

Trả lời phỏng vấn của tập san Label France, 2001.

Theo ông, một trong những tội ác lớn nhất của Tây phương đối với các dân tộc thổ dân châu Mỹ, ngoài những chém giết hung bạo, cướp bóc của cải và đưa họ đến gần tuyệt chủng là đã huỷ diệt những nền văn hoá lâu đời, bóng bẩy tinh tế, và về nhiều mặt đã tiến xa hơn các xã hội phương Tây thời ấy. Tội ác còn là làm nhân loại mất đi một phần di sản, không chỉ những gì của quá khứ mà cả những đóng góp trong tương lai, nếu những nền văn hoá tiêu vong ấy đã được tồn tại và tiếp tục phát triển. Đau lòng trước cái mất mát ấy, để góp phần vào công cuộc khôi phục ký ức của các dân tộc thổ dân, Le Clézio dịch sang tiếng Pháp hai văn bản kinh điển về các nền văn minh tiền Colombus: Les prophéties du Chilam Balam (1976), kể lại các huyền thoại của người Maya, và La Relation de Michoacán (1984), codex của một nhà tu dòng thánh Franciscain, Fray Jerónimo de Alcalá, ghi chép lại trong những năm 1539-1540 cuộc sống của người thổ dân ở Michoacán.

Le Clézio vẫn tiếp tục nghiên cứu về các nền văn minh tiền Colombus và nêu rõ tính thời sự của đề tài này:

Rất nhiều những chủ đề gây chú ý hiện nay, như bảo vệ môi sinh, tôn trọng tất cả những thể hiện của sự sống, vai trò của mộng mị và trực cảm trong nhận thức, sự chia sẻ của cải, vị trí của các huyền thoại trong trí tưởng tượng, chữa bệnh bằng cây cỏ và tác động lên thần trí, đều đã có trong các nền văn hoá thổ dân. Chúng ta dần dần đo lường được những món nợ của chúng ta đối với họ.”

Trả lời báo Le Nouvel Observateur.

Một phần các nghiên cứu này được trình bầy trong quyển Le Rêve mexicain ou la pensée ininterrompue (1988), những câu kết thể hiện sự thiết tha của ông với những dân tộc nguyên thuỷ:

Do đó không phải ngẫu nhiên mà nền văn minh Tây phương của chúng ta tìm lại hôm nay những chủ đề triết lý và tôn giáo của những người thổ dân châu Mỹ. Vì đã tự đặt mình vào thế mất quân bình, quay cuồng với bạo lực của chính mình, người Tây phương phải tự tạo lại tất cả những cái đã làm nên cái đẹp và sự hài hoà của những nền văn minh hắn đã huỷ diệt.

Là những người sống sót cuối cùng sau thảm hoạ lớn nhất của nhân loại, những dân tộc thổ dân nương náu trên núi cao, trong sa mạc hay trong rừng sâu, vẫn cho chúng ta hình ảnh của một sự trung thành tuyệt đối với các nguyên tắc về tự do, liên đới và giấc mơ của những nền văn minh tiền Colombus. Họ vẫn là người gìn giữ “Trái đất mẹ của chúng ta”, tuân thủ những qui luật của thiên nhiên và chu kỳ thời gian“.

Le Rêve mexicain, trang 274.

Sự thiết tha này cũng được mở rộng ra đến những chân trời khác, với các thay đổi trong cuộc sống riêng. Sau cuộc hôn nhân thất bại với Marie-Rosalie Piquemal, con gái một phụ nữ Ba Lan và một sĩ quan Pháp, ông cưới khi mới chỉ 20 tuổi, Le Clézio thành hôn năm 1975 với Jemia, một phụ nữ gốc Aroussiyine, một bộ lạc du mục sống trong thung lũng Saguia el Hamra, trong sa mạc Sahara. Jemia sinh trưởng ở nước ngoài, gia đình nàng đã phải bỏ xứ ra đi vì loạn lạc, đói kém khi mẹ nàng còn rất nhỏ. Saguia el Hamra thuộc về một vùng trong nhiều năm là thuộc địa Tây Ban Nha dưới tên “Rio de Oro”. Sau khi Tây Ban Nha rút đi, vùng này được gọi là Tây Sahara (Sahara occidental) vì nằm giáp với Đại Tây Dương và biên giới ba nước Maroc, Mauritanie và Algérie. Trong nhiều năm, cả ba nước này đều đòi sát nhập Tây Sahara vào lãnh thổ của mình. Mauritanie và Algérie đã rút lại đòi hỏi này, cuộc tranh chấp, kể cả bằng vũ lực, vẫn tiếp diễn cho đến nay giữa Maroc và nhóm Frente Polisario (Frente popular para la liberación de Saguía el Hamra y de Rio de Oro), mặt trận đấu tranh giành độc lập của người Sahraoui. Tây Sahara nằm trong danh sách các lãnh thổ không tự trị của Liên Hiệp Quốc từ những năm 1960.

Ngay từ khi mới quen nhau, J.M.G. và Jemia đã có ý định ngày nào đó sẽ về Saguia el Hamra, đến thăm quê hương Jemia. Vì chiến tranh và sự bất ổn định trong vùng, ý tưởng này trong nhiều năm chỉ là giấc mơ. Song, hơn cả trở ngại ấy là một sự ngần ngại, đắn đo, vì khoảng cách giữa Jemia và những người trong gia đình của nàng còn ở lại Sahara. ” Khoảng cách ấy có lẽ là cái khó vượt qua nhất. Vì đi du lịch, tìm đến những chân trời mới là một chuyện, còn bắt gặp quá khứ, như một hình ảnh xa lạ của chính mình, lại là một chuyện hoàn toàn khác.” (Gens des Nuages, trang 12). Một nhận xét tinh tế có lẽ phản ánh rất đúng tâm tư của nhiều người trong các thế hệ hai, thế hệ ba người di dân.

Chuyến đi ấy rốt cuộc cũng thành hình và được kể lại trong một cuốn sách rất đẹp, khổ lớn, in trên giấy quí và có nhiều hình ảnh sa mạc tuyệt vời của Bruno Barbey, Gens des Nuages, 1997, Jemia và J.M.G. cùng là tác giả. Nhưng mấy lời cuối này thì chỉ có thể của J.M.G. :

Họ là những người du mục cuối cùng trên trái đất, lúc nào cũng sẵn sàng nhổ trại để đi xa hơn, đến chỗ mưa rơi, đến nơi giục giã réo gọi họ từ ngàn năm. … Có lẽ chúng tôi cũng chỉ hiểu được một phần hết sức nhỏ bé của những Người đi theo Mây và cũng không cho lại họ được gì cả. Nhưng họ đã cho chúng tôi một món quà quí giá, hình ảnh của những người đàn ông và đàn bà sống – bao lâu nữa? – sự tự do của họ một cách vẹn toàn.”

Gens des Nuages, trang 117.

Từ rừng sâu Panama đến sa mạc Sahara, từ chân trời này đến chân mây kia, người lãng tử J.M.G. cũng đi tìm chính mình.

Tìm đến cội nguồn

Khi còn trẻ, J.M.G. đẹp như thiên thần : người dong dỏng cao, tóc vàng óng ả, mắt xanh biếc, khuôn mặt vừa thanh tú vừa cương nghị. Cộng thêm cái cằm xẻ khiến báo chí Pháp vẫn thường gọi ông là Steve Mc Queen của văn học Pháp. Và quả thật, vì rất hâm mộ điện ảnh, ông đã có lần nhận một vai nhỏ trong một phim của đạo diễn Ý Mario Camerini, Crimen (1961, chiếu dưới tên A chacun son alibi ở Pháp, và …And suddenly murder! ở Mỹ), đóng chung với những tài tử gạo cội thời ấy như Vittorio Gassman, Silvana Mangano, Bernard Blier, v.v. Ngày hôm nay, ở tuổi 68, ông vẫn có dáng dấp mảnh mai, tao nhã, khuôn mặt mang dấu ấn của thời gian vẫn gợi cảm. Người đọc do đó ngạc nhiên khi thấy ông thổ lộ:

Về khuôn mặt tôi đã được ban cho khi sinh ra, tôi muốn nói vài điều. Đầu tiên là tôi đã phải chấp nhận nó. Nếu bảo là tôi không thích là gán cho nó một tầm quan trọng nó không hề có đối với tôi khi tôi còn nhỏ. Hồi ấy, tôi không ghét nó, tôi chỉ không để ý đến nó, né tránh nó. Không nhìn nó trong gương. Có thể nói, trong nhiều năm, tôi không nhìn thấy nó. Tôi quay mặt đi khi bắt gặp nó trên các tấm ảnh, như thể đấy không phải là tôi mà là ai khác” .

L’Africain, trang 11.

Ông cũng lập lại điều này khi trao đổi với phóng viên Jean-Louis Ezine trên đài France-Culture, tháng 10.2006:

J-L.E. : – Ông có cùng một khuôn mặt ở đây [Pháp] và ở Mễ Tây Cơ ?

J.M.G. : – Tôi cũng đã từng tự hỏi như thế, vì trông tôi cứ như người lạ …

J-L.E . : – Ở đây hay ở bên kia ?

J.M.G. : – Nhất là ở bên kia, của đáng tội. Có lần tôi tự hỏi, mình có đổi màu không, sau một thời gian ? Vì tôi không có gương. Tôi không thích nhìn mặt mình. Tôi ít khi nhìn mình.

J-L.E. : – Nhà ông bên kia không có gương ?

J.M.G. : – Nói chung, tôi tránh những cái gương. Tôi không thích vật này, nó làm tôi bất an. Tôi còn nhớ, hồi mười mấy tuổi, tôi giấu gương dưới chăn. Tôi rất ghét chúng. Chúng như những cửa sổ để người ngoài nhìn vào. …”

Ailleurs – Entretiens sur France-Culture
avec Jean-Louis Ezine,
10.2006, trang 76-77.

Ở người khác, có thể nghĩ đây là câu nói điệu, nhưng với Le Clézio, con người rất thành thật bình dị, lời tâm sự này hé cho thấy một nỗi niềm riêng tư : làm sao nhận định cái Tôi và biết nó thuộc về đâu. Để chia sẻ khắc khoải ấy, phải cùng tác giả ngược thời gian. Như rất nhiều nhà văn, Le Clézio lồng vào hư cấu những chuyện thật của cuộc sống, của cuộc đời ông. Người đọc theo dòng sáng tác của ông có thể nhận thấy, từ những tác phẩm đầu cho đến nay, một số chi tiết trở đi trở lại, như trong một ống kính vạn hoa, cũng vẫn những mảnh thuỷ tinh xanh đỏ ấy, mỗi lần lại tự sắp xếp thành một hình ảnh khác nhau. Trong hai tác phẩm mang tính cách tự sự rõ rệt hơn, L’Africain (2004) nói về cha và Ritournelle de la faim (2008) nói về mẹ, những hình ảnh riêng rẽ ấy ráp lại thành bức tranh tổng thể, cho thấy những kỷ niệm thơ ấu nào, những giai thoại nào truyền tụng trong gia đình đã không rời tâm trí Le Clézio trong mấy chục năm qua.

Cuối thế kỷ 18, kinh tế Pháp kiệt quệ sau chiến tranh với Đức, François Alexis Le Clézio, quê ở vùng Morbihan, giữa Bretagne, bỏ xứ ra đi thử thời vận ở Ấn Độ. Nhưng chuyến đi vất vả với bão táp trên biển khiến ông dừng chân lại ở Ile de France, hòn đảo gần Nam châu Phi thuộc về Pháp từ năm 1715, lập nghiệp ở đấy. Năm 1810, nước Anh đánh chiếm đảo và Ile de France chính thức thuộc về đế quốc Anh với tên Mauritius, hậu duệ của François Alexis trở thành công dân Anh. Sau những thăng trầm của buổi đầu, dòng họ Le Clézio đã khá giả, đa số làm bác sĩ hay quan toà, thuộc vào giai cấp da trắng thống trị trên đảo. Đầu thế kỷ 20, những tranh chấp gay gắt giữa hai nhánh của dòng dõi Le Clézio, gia đình Sir Eugene và gia đình Sir Henry, khiến một bên phải bỏ Maurice ra đi, phân tán khắp nơi. Người đi châu Phi, người về Anh, người sang Pháp. Simone, cháu nội của Sir Eugene, sinh ở Milly-la-Forêt, gần Paris, và lớn lên ở Paris. Raoul, một cháu nội khác, học y khoa ở Luân Đôn, thường xuyên về Paris thăm chú, cha của Simone. Họ yêu nhau và cưới nhau vài năm trước Thế chiến thứ nhì. Trước đó, Raoul đã sang làm việc ở châu Phi, Cameroun rồi Nigéria, từ năm 1928. Sau khi Simone về Pháp sinh Yves-Marie, đứa con đầu lòng, ông chỉ được gặp vợ con trong vài lần nghỉ phép ngắn ngủi và bị kẹt lại ở châu Phi khi chiến tranh bùng nổ. Jean-Marie Gustave sinh ở Nice tháng 4.1940, khi Simone đưa gia đình xuống lánh nạn ờ đó, trốn chạy Paris đã bị quân Đức quốc xã chiếm. Mãi đến lúc J.M.G. 8 tuổi, ba mẹ con mới sang được Nigéria đoàn tụ với Raoul.

Cho đến năm 18 tuổi, J.M.G. có hai quốc tịch, Anh vì cha, Pháp vì mẹ, nhưng cả hai bên nội ngoại đều giữ nguyên vẹn mọi thói quen, cách sống và cả tư duy tiêu biểu cho giai cấp họ ở Maurice. Văn hoá gia đình pha trộn quá khứ 200 năm bắt rễ ở hòn đảo xa xôi và sự gắn bó với gốc gác tổ tiên ở Bretagne. Cha ông, khi về lại Pháp sống với vợ con sau 22 năm làm việc ở châu Phi, bắt cả nhà sinh hoạt như người Maurice. Sự tương phản giữa thế giới trường học, bạn bè và thế giới gia đình rất nhanh cho cậu bé J.M.G. ý thức sự khác biệt, cái từ nơi khác đến, cái ngoài lề. “Mình cảm thấy thành người khác. Không còn như trước. Mình trở thành kẻ xa lạ ở ngay nơi chốn của mình.” (trao đổi với Gérard de Cortanze).

Ý thức ấy là chìa khoá mở tầm nhìn của J.M.G. ra thế giới bên ngoài, để chấp nhận mọi khác biệt như tự nhiên, đón nhận vào thế giới của mình những gì tốt đẹp đến từ bất cứ đâu. Cái Tôi của J.M.G. hoà nhập những mảnh đến từ những nơi cách xa nhau cả ngàn cây số, nắng gió của hòn đảo nhiệt đới, mưa bão trên bờ biển Bretagne, và cả tiếng chim muông xào xạc trên rừng cỏ Phi châu. Nó thuộc về tất cả những nơi ấy, không nơi nào loại trừ nơi khác, và do đó, chỉ có thể thật rộng rãi, thật phóng khoáng, bao gồm cả những nơi đã đến, sống và yêu mến người ở đó. Quê hương của Le Clézio là nước Pháp, là Maurice, là ngôn ngữ Pháp, là cả rừng sâu Nam Mỹ, đồi cát Sahara. Nó xa ngàn dặm với câu “quê hương mỗi người chỉ một” vừa hẹp hòi và mù loà trước thực tế – thực tế của rất nhiều người – vừa nguy hiểm vì có thể đưa đến những độc tôn dân tộc, những tư duy cực đoan đã và vẫn gây ra bao thảm hoạ cho loài người.

Cuộc hành trình về cội nguồn của Le Clézio, qua nhiều tác phẩm như Le chercheur d’or (1985), Voyage à Rodrigues (1986), La Quarantaine (1995), Révolutions (2003), L’Africain (2004) và Ritournelle de la faim (2008), chưa chấm dứt nhưng giúp người đọc hiểu rõ hơn những quan tâm của J.M.G. thể hiện qua những chủ đề quen thuộc trong các sáng tác của ông.

Một thế giới đa văn hoá

Những nhân vật của Le Clézio tượng trưng cho một đạo lý sống : tôn trọng người khác, thế giới chung quanh và chính mình. Trong thế giới ấy, mọi sinh vật, dù nhỏ nhoi nhất, cũng có chỗ của mình. Mọi nền văn hoá, dù thô sơ nhất, giới hạn trong những nhóm dân ít người nhất, vẫn là một phần của di sản nhân loại và đóng góp vào đấy. Khi trái đất vẫn đầy rẫy những tư tưởng cực đoan, những khinh thị và thù hận tưởng như thuộc về thời Trung cổ, các tiếng nói như Le Clézio vẫn rất cần thiết:

Tôi không tin là có sự đối địch giữa các nền văn hóa. Tôi ghét Huntington và luận thuyết đụng độ giữa các nền văn minh của ông ta. (…) Tôi không quan niệm có “ta” và “họ”, một bên là thế giới Tây phương và một bên là một loại thế giới man rợ, chỉ rình khai thác chỗ yếu của chúng ta. (…) Tất cả các nền văn hoá đều vay mượn lẫn nhau, pha trộn, kể cả văn hoá Tây phương, có nhiều yếu tố đến từ châu Phi và châu Á. Không thể ngăn cản được những dòng chảy giao lưu. Và thế giới hiện đại không chỉ là Âu Mỹ mà còn là Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc

Trả lời phỏng vấn báo L’Express, 6.10.08.

Trong bài diễn văn nhận giải Nobel, các nhà văn đoạt giải thường dành một đoạn để tôn vinh những người đã là ảnh hưởng văn học của mình. Ở Stockholm, Le Clézio cũng tuân theo truyền thống nhưng liệt kê hơn 50 người, bên cạnh những tên tuổi của văn học Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, và Phi châu như Jean-Paul Sartre, Rimbaud, J.D. Salinger, Wilfrid Owen, Henry Roth, Octavio Paz, Miguel Angel Asturias, Wole Soyinka và Alan Paton, là một loạt các nhà văn, nhà thơ của các đảo Maurice, Réunion, Haiti, Nouvelle-Calédonie, của các dân tộc Sioux, Navajo, Kanak, v.v. Và người ông tôn vinh đầu tiên, hiến tặng giải Nobel, là người đã khai phá cho ông miền đất lạ, mở hé cho ông cánh cửa thế giới Emberas, một phụ nữ trẻ sống bằng nghề hát kể chuyện, lang thang từng nhà này đến nhà khác. Elvira “chuyên chở trong tiếng hát sức mạnh chân thực của thiên nhiên“, là “thi ca hiện hữu qua cử chỉ“. Le Clézio không bao giờ được gặp lại Elvira, cũng như những người hát kể chuyện khác trong rừng Darien. Nhưng cái họ để lại nơi ông không chỉ là sự hoài niệm, mà còn là “sự vững tin văn chương có thể tồn tại dẫu rằng những ước lệ và thoả hiệp đã sáo mòn, các nhà văn bất lực không thay đổi được thế giới.”

jmg-stockholm

Le Clézio và Paul Krugman trong buổi lễ nhận giải Nobel

Sứ mệnh của nhà văn

Một chủ đề lớn khác, nếu không muốn nói quan trọng nhất, của các nhà văn đoạt giải Nobel là quan điểm về vai trò hay “sứ mệnh” của người viết văn. Le Clézio là người kín đáo, thích yên tịnh. Tuy tham gia vài nhóm văn học như ủy ban giải Renaudot hay nhóm đọc bản thảo của nhà xuất bản Gallimard, ông tránh xa những ồn ào tranh cãi của cái thế giới nhỏ hẹp văn học Paris, tự kiêu và vị kỷ, đầy tị hiềm. Ông không đặt mình vào khuynh hướng văn chương nào cả, và nói vắn tắt : “Tôi viết tại tôi thích viết“. Có khi ông nói rõ hơn: ” Người viết truyện không phải là triết gia, không phải là chuyên viên ngôn ngữ, mà là một người viết và đặt các câu hỏi. Thông điệp, nếu có, là chúng ta phải tự đặt các câu hỏi “. Tại Stockholm, ông dành nhiều trang để suy nghĩ về vai trò của văn chương, mục đích của viết văn, xoay quanh một nhận xét của nhà văn Thụy Điển Stig Dagerman: nhà văn chỉ muốn viết cho người đói khát nhưng chợt hiểu là chỉ những người có đủ ăn mới có cơ hội đọc mình. ” Trong cái rừng nghịch lý ” ấy Le Clézio nghiệm được một số điều :

” Đức tính tiên quyết ở nhà văn là ngọn bút không bao giờ được dùng để ca ngợi những uy quyền thế lực, dù chỉ để là gãi ngứa phớt qua. (…) Vậy thì viết để làm gì ? Đã từ lâu, người viết văn không còn dám tự mãn nghĩ rằng mình sẽ thay đổi được thế giới, làm nảy sinh qua các tiểu thuyết của mình một mô hình sống tốt đẹp hơn. Đơn giản hơn, anh ta chỉ muốn là người nhân chứng. “

Nhân chứng cũng có nghĩa là hành động.

Ngày hôm nay, sau khi chế độ thực dân bị xoá bỏ, văn chương là một trong những phương tiện cho phép tất cả mọi người, nam và nữ, của thời đại chúng ta biểu lộ bản sắc của họ, đòi quyền có tiếng nói và có chỗ đứng trong sự đa dạng của họ.”

Chiến tranh và chế độ thực dân

Cũng như đối với Harold Pinter, Nobel văn chương 2005, và Doris Lessing, Nobel văn chương 2007, chiến tranh đóng một vai trò trung tâm trong cuộc đời thơ ấu và con đường đến văn chương của Le Clézio. Sinh ra khi thế chiến thứ nhì bùng nổ, lớn lên trong những tháng năm đầy thiếu thốn và đe doạ, chiến tranh đối với ông là những cái người thường dân, nhất là trẻ em, phải chịu đựng. ” Không một phút nào tôi đã nhìn cuộc chiến ấy như một giai đoạn lịch sử. Chúng tôi đói, chúng tôi sợ, chúng tôi lạnh, chỉ có thế. ” (diễn văn Stockholm). Ông tố cáo chiến tranh và những hệ quả của nó, những mất mát tàn phá, những cuộc đời gãy vụn, trong nhiều tác phẩm như Le Chercheur d’or (thế chiến thứ nhất) và Onitsha (chiến tranh Biafra). Ông lên án chế độ thực dân và những hình thức bóc lột mới như mãi dâm và buôn người trong Désert. Ông nhạy cảm với trách nhiệm của người da trắng, của các nước Tây phương trong những đau khổ gieo rắc triền miên từ thế kỷ 16 ở châu Mỹ đến thế kỷ 20 trong các thuộc địa ở Phi châu và Á châu. Và trong các nạn nhân của những thảm cảnh con người phải gánh chịu, ông xót xa nhất những con người vô tội, yếu thế nhất : trẻ em, phụ nữ, người nghèo.

Trẻ thơ, phụ nữ và những kẻ yếu thế

Cho đến cuối đời, trong lòng mỗi người sống một đứa bé. Là nhà văn, Le Clézio còn quan niệm tuổi ấu thơ là nơi xuất phát và nuôi dưỡng những cảm xúc làm nên văn chương. Bước đầu chập chững đến với câu chữ là chuyến đi Nigéria năm 8 tuổi và những kỷ niệm không bao giờ phai:

” Nơi tôi luôn luôn mong muốn trở về là châu Phi, là ký ức tuổi thơ. Cội nguồn của những xúc cảm và quyết tâm của tôi. Thế giới đổi thay, tất nhiên, cậu bé đứng ngoài kia, giữa đám cỏ cao, trong cơn gió nóng mang mùi vị của miền trảng cỏ, những âm thanh sắc của rừng, nếm trên môi cái vị ẩm của trời và mây, cậu bé ấy xa xôi lắm, tới mức không có câu chuyện nào, cuộc hành trình nào có thế đưa tôi đến gần.

L’Africain, trang 119.

Người đọc do đó hay bắt gặp hình ảnh một cậu bé bảy, tám tuổi ngồi lặng im nhìn biển, trên một đồi cát hay một bức tường. Cậu bé ấy là hình bóng của J.M.G. miệt mài đọc sách trong căn nhà bà ngoại ở Nice, say mê vẽ và viết truyện trên con tàu lênh đênh đến Nigéria. Những nhân vật chính trong các sách của Le Clézio thường chưa ra khỏi niên thiếu, những đứa bé lạc lõng giữa cái ồn ào đầy hiểm nguy của các đô thị, những cô gái rất trẻ bị vùi dập, sinh con nơi bãi rác hay trốn chạy nanh vuốt của những kẻ lợi dụng. Song những con người yếu thế ấy lại như có một sức mạnh vô hình che chở, vượt qua gian truân: những đứa bé có cái gì thần diệu, những cô gái có ý chí phi thường, những phụ nữ chống trả định mệnh. Cuốn sách kể lại tuổi trẻ của mẹ J.M.G., người đã chèo chống cho cả gia đình trong chiến tranh, chấm dứt bằng câu: ” Tôi viết câu chuyện này để tưởng nhớ một thiếu nữ đã không chủ ý mà thành anh hùng ở tuổi 20 ” (Ritournelle de la faim, trang 207).

Sự đồng cảm với những số phận hẩm hiu, những kẻ yếu thế, những nạn nhân của chiến tranh, của lịch sử, là một điểm thường thấy trong các tác phẩm của Le Clézio, thể hiện rõ trong một đoạn kể lại buổi viếng thăm viện bảo tàng cạnh ngôi nhà thờ tưởng niệm 12 800 người Do Thái bị càn quét và đưa về Vélodrome d’hiver ở Paris tháng 7.1942, chặng đầu tiên trên con đường đến cái chết ở Auschwitz:

” Tôi không đặc biệt quan tâm đến những nơi thờ phượng. Nhưng ở đây thì khác. Những gương mặt trên các tấm ảnh chen vào óc tôi, đâm thẳng vào trái tim, bước vào ký ức. Những khuôn mặt vô danh, không liên hệ gì với tôi, nhưng tôi choáng váng trước sự hiện hữu của chúng, như trước đây khi lật xem, ở sở lưu trữ đường Oudinot, các cuốn sổ ghi tên những người nô lệ bị đưa đến bán ở Nantes, ở Bordeaux, ở Marseille. “

Ritournelle de la faim, trang 202.

Le Clézio thoải mái nhất khi ở cạnh những người đơn sơ, có hoàn cảnh khiêm tốn. Cha ông, trong suốt thời gian ở châu Phi, sống gần gũi với những người bản xứ. Là bác sĩ lưu động, trách nhiệm cả một vùng rộng lớn, với vài dụng cụ thô sơ và số thuốc men ít ỏi, ông cố gắng chăm sóc sức khoẻ cho những người bị bệnh tật và đói kém dày vò. Khi về Nice sống tuổi già với gia đình, ông vẫn giữ nếp sống thanh bạch, cần kiệm, gần như khổ hạnh. Ảnh hưởng của cha khiến J.M.G. cũng sống rất giản dị, ghét bỏ những phù phiếm, bất bình trước sự phí phạm. Ác cảm của ông đối với xã hội tiêu thụ, chạy theo vật chất và hưởng thụ cũng bắt nguồn từ đấy, gắn liền với cái hung bạo của văn hoá đô thị, là đề tài của nhiều tác phẩm đầu của ông, nhất là quyển La Guerre (1970).

Đã biết thế nào là đói, là lạnh, là sợ, Le Clézio dễ cảm thông nỗi cơ cực của kẻ bần hàn:

” Những người nghèo làm tôi xúc động. Khi tôi thấy một nhóm người lam lũ, đứng thu mình bên góc cửa hay chen chúc dưới một chiếc xe đẩy, rách rưới, lem luốc, bàn tay nứt nẻ, vẻ mặt vừa lo lắng vừa thèm khát, ánh mắt tối sầm, tôi sợ. Tôi sống trở lại tất cả những mối kinh hoàng của thời còn bé, sợ lạnh, sợ đói, sợ cái vô định, sợ sự khốn quẫn của thể xác

L’extase matérielle, trang 77.

Ông xúc động trước những vết thương tinh thần của những người phải lìa bỏ người thân để tha hương cầu thực ở xứ người. Trong một đoản văn rất hay, Le Clézio đặt mình vào tâm trạng một người lao động lưu vong viết thư cho vợ. Lời lẽ giản dị nhưng nói lên rất “thật” nỗi nhớ nhung, cái buổn, những nhọc nhằn và ước mơ của người thợ xa xứ.

” Khi anh đi khỏi Tata cách đây ba năm, bỏ lại tất cả những gì anh yêu thương, những gì quen thuộc từ khi sinh ra đời, căn nhà của cha mẹ, anh chả có gì để đem theo. Chúng mình nghèo quá, anh phải ra đi thôi. Anh đem theo cái quí giá nhất anh có được, tên những người thân. Nhất là tên em, Oriya. Nó dịu dàng làm sao. Anh thầm nhắc nó, mỗi ngày, mỗi đêm. Tên em tiêm sức cho anh, giúp anh làm việc, như lời ban phước lành … Tên anh là Abdelhak, cha anh tên là Rebbo, còn mẹ là Khadija. Ông chủ Guiglione không nhớ nổi tên anh, hay ông ta không muốn nhớ. Ông gọi anh là Ahmed. Ông thợ hồ nào cũng chả là Ahmed tuốt “

Le Souvenir de toi, Oriya,
tập san “Le Courrier de l’Unesco” số XLVI, 4, 1993).

Không ồn ào, thật nhỏ nhẹ nhưng thấm thía, chỉ một vài chi tiết đó đây đã nói đủ thân phận một con người. Một nhà văn Pháp mượn lời nói một người Bắc Phi, nhưng sao người đọc lại liên tưởng đến Nguyễn Ngọc Tư và những mảnh đời chị vẫn phác hoạ. Chỉ khi các dòng chữ toát ra sự trân trọng và trìu mến với nhân vật trong câu chuyện, người viết mới có thể làm người đọc chia sẻ được sự đồng cảm ấy.

Những con người có lý tưởng, với cái nhìn nhân hậu, ở đâu và lúc nào vẫn có, tiếng nói họ đáp lời nhau trong không gian và thời gian, nhắc nhở rằng tất cả chung một kiếp người. Lời kêu gọi của Le Clézio cho sự giao lưu văn hoá, cho một thế giới trong đó tất cả đều liên đới với nhau, mọi biểu hiện của sự sống đều được tôn trọng, làm vang vọng lại lời nhà thơ John Donne khuyên nhủ cách đây gần 400 năm, một trong những câu được trích dẫn nhiều nhất của văn chương Anh:

” Không ai là một hòn đảo, tự mình toàn vẹn, mỗi người là một mảnh của đại lục, một phần của tổng thể, một hòn đất trôi ra biển làm châu Âu hao mòn không khác gì một kè đá hay ngôi nhà của bạn ngươi hay của chính ngươi bị cuốn đi, mỗi cái chết đều làm ta hao gầy vì ta thuộc về nhân loại. Vì thế đừng bao giờ sai người đến hỏi chuông nhà thờ đang nguyện hồn ai, nó đang nguyện hồn ngươi “.3

Chuông nhà thờ đã nguyện hồn cho Harold Pinter, một tiếng nói quả cảm đầy nộ khí trước những gian trá, độc tài, bạo lực đã tắt đi chỉ vài tuần sau bài diễn văn tuyệt vời của Le Clézio ở Stockholm. Nhưng ở tuổi 68, Jean-Marie Gustave còn nhiều năm – rất nhiều năm, độc giả mong như thế – để tiếp tục cuộc hành trình, gióng tiếng chuông cho những người không có tiếng nói, còn sống hay đã chết, đòi cho họ những món nợ của lịch sử, hay khiêm tốn hơn, nhắc lại những giá trị muôn thuở của công bằng và nhân ái.

Đỗ Tuyết Khanh

1.1.2009

1 “author of new departures, poetic adventure and sensual ecstasy, explorer of a humanity beyond and below the reigning civilization”

2 Huyền thoại “người hoang dã tốt” (mythe du bon sauvage) thường được coi là tóm tắt ý của Jean-Jacques Rousseau (1712-1778) về bản chất tốt tự nhiên của con người, nhưng thật ra bắt nguồn từ ý của Montaigne (1533-1592) lý tưởng hoá những người sống gần gũi với thiên nhiên.

3 “No man is an Iland, intire of it selfe, every man is a peece of the Continent, a part of the maine, if a Clod bee washed away by the Sea, Europe is the lesse, as well as if a Promontorie were, as well as if a Manor of thy friends or of thine owne were, any man death diminishes me, because I am involved in Mankinde. And therefore never send to know for whom the bells toll, It tolls for thee.” (John Donne, XVII.Meditation , 1624)

Thư mục J.M.G. Le Clézio:

Le procès-verbal, 1963
Le jour où Beaumont fit connaissance avec sa douleur, 1964
La fièvre, 1965
Le déluge, 1966
L’extase matérielle, 1967
Terra amata, 1967
Le livre des fuites : roman d’aventures, 1969
La guerre, 1970
Haï, 1971
Mydriase, 1973
Les géants, 1973
Voyages de l’autre côté, 1975
Les prophéties du Chilam Balam (1976),
L’inconnu sur la terre, 1978
Vers les icebergs, 1978
Voyage au pays des arbres, 1978
Mondo et autres histoires, 1978
Désert, 1980
Trois villes saintes, 1980
Lullaby, 1980
La ronde et autres faits divers, 1982
Celui qui n’avait jamais vu la mer ; và tiếp theo, La montagne du dieu vivant, 1982
La Relation de Michoacán (1984)

Balaabilou, 1985
Le chercheur d’or, 1985
Villa Aurore ; và tíêp theo, Orlamonde, 1985
Voyage à Rodrigues, 1986
Le rêve mexicain ou la pensée interrompue, 1988
Printemps et autres saisons, 1989
La grande vie ; và tiếp theo, Peuple du ciel, 1990
Onitsha, 1991
Étoile errante, 1992
Pawana, 1992
Diego et Frida, 1993
La quarantaine, 1995
Poisson d’or, 1996
La fête chantée, 1997
Hasard ; và tiếp theo, Angoli Mala, 1999
Coeur brûlé et autres romances, 2000
Révolutions, 2003
L’Africain, 2004
Ourania, 2006
Raga : approche du continent invisible, 2006
Ballaciner, 2007
Ritournelle de la faim, 2008

Read Full Post »

Nguyễn Chi Trung (Justhavelook)

Nguồn: diendan.nguoihanoi.net

“Theo ơi,
… Và cả cuộc đời anh đã theo đuổi các đường nét và tạo ra các bức họa để được vẽ nhiều nhất mà anh có thể làm, rồi đến tận cuối đời mình, anh mong được chết, nhìn lại phía sau với tình yêu và sự nuối tiếc đau đớn, và nghĩ “ Ôi, những bức tranh mà mình đã có thể tạo ra chúng!…”.
[1]

Đó là đoạn trích bức thư thứ 338 của Van Gogh gửi người em trai ngày 19 tháng 11 năm 1883. Đó là tóm tắt cuộc đời của Van Gogh (1853 – 1890, Hà Lan) – nhà danh họa lừng danh của trường phái hậu ấn tượng [2].

Tranh của Van Gogh có đặc điểm là màu sắc gây cảm xúc mạnh, nét bút thô, hình ảnh có đường viền lớn, tất cả mang bên trong nỗi đau khổ của một tâm hồn bệnh hoạn khiến cho sau này nhà danh họa phải tự sát.

Cũng giống như các họa sĩ ấn tượng, Van Gogh vẽ từ cách quan sát trực tiếp, không vẽ theo trí nhớ và bao gồm trong họa phẩm cách mô tả các cảm giác nội tâm của mình. Đặc điểm của Van Gogh là cách dùng màu sắc. Nhà danh họa đã sử dụng màu sắc một cách rất hàm xúc, không những coi màu sắc là một phương tiện để thiết lập nên các tác dụng của ánh sáng và không khí, tạo nên chiều sâu của thể tích và không gian, mà còn coi màu sắc là cách chuyển đạt sự đam mê sâu thẳm mà họa sĩ rung cảm trước cảnh vật, kỷ vật và con người.

Van Gogh đã vẽ ba loại đề tài: tĩnh vật, phong cảnh và con người. Thời kỳ đầu, tất cả các bức họa đều liên quan tới miền đất canh tác của nông dân, đời sống của họ, những gian khổ mà họ phải chịu đựng. Năm 1885, ông đã vẽ bức họa nổi tiếng có tên là “Những người ăn khoai” (The Potato Eaters, Pic.1). Bức họa này mang mầu sắc u tối, theo phong cách diễn đạt của Frans Hals và Rembrandt, với nét bút nặng nề, mô tả cảnh gia đình gồm năm nông dân đen đủi, ngồi xung quanh bàn ăn tồi tàn. Toàn thể bức họa đã diễn tả đầy đủ mức sống thấp hèn của đề tài và hoàn cảnh tàn nhẫn của người dân thợ mỏ. Trong thời kỳ này, Van Gogh cũng vẽ một số tranh tĩnh vật như một giỏ khoai, một ấm đồng đun nước, vài tổ chim và ngay cả một đôi giầy cũ rách.


Pic1. ThePotatoEaters, Neuenen, April, 1885

Từ năm 1986, các tấm tranh của Van Gogh trở nên nhiều màu sắc hơn, cách nhìn sự vật không còn cổ điển như trước, với sắc độ của họa phẩm nhẹ nhàng hơn. Van Gogh không còn vẽ các nông dân đen đủi nữa mà bắt đầu mô tả những đề tài đặc trưng của trường phái ấn tượng, hai họa phẩm tiêu biểu là “Montmartre”, 1886, Pic.2) và “Sàn quay Galette” (Moulin de la Galette -1886, Pic.3).


Pic2. Montmartre, Paris, Autumn1886


Pic3. LeMoulin de la Galette, Paris, Sumer1886

Bước tiếp theo, từ năm 1887, Van Gogh đã chọn các mầu thuần nhất để vẽ phong cảnh với nét họa gián đoạn hoặc chấm điểm. Đường lối hậu ấn tượng (postimpressionist style) của Van Gogh bắt đầu được thực hiện kể từ năm 1888 qua các họa phẩm “Chân dung của Cha Tanguy” (Portrait of Père Tanguy, Pic. 4) và “Chân dung tự họa” (Self-Portrait in Front of an Easel, Pic. 5) cũng như một số tranh vẽ các vùng ngoại ô của thành phố Paris.


Pic4. Portrait of Pre Tanguy, 1888


Pic5. Self-Portrait in Front of the Easel, 1888

Thời kỳ sáng tác phong phú nhất của Van Gogh là từ 1888, ông ở Arles, miền đông nam nước Pháp. Van Gogh hầu như ở luôn ngoài trời để vẽ, trong một phong cảnh thiên nhiên rực rỡ và dưới ánh nắng chói chang của bầu không khí khô ráo. Van Gogh đã hưng phấn với các cảm xúc của tâm hồn mình trước các đề tài mới lạ, hấp dẫn. Ông đã làm việc với tốc độ rất cao, cố công ghi lại các ảnh hưởng của thiên nhiên và tâm trạng của mình trước ngoại cảnh. Các đề tài tại miền Arles này gồm các cây ăn trái đang nở hoa, các toàn cảnh của thành phố và vùng phụ cận, các chân dung của bạn bè và người đưa thư Roulin, cảnh trí trong nhà và bên ngoài nhà, một loạt các hoa hướng dương và “một đêm đầy sao ở Rhone” (Starry Night Over the Rhone, Pic. 6). Qua các họa phẩm, Van Gogh đã khai triển sự trong sáng về màu sắc và lối sắc nét về bút pháp, khác hẳn với đường nét mờ ảo của trường phái Ấn Tượng (Impressionism). Trong mỗi họa phẩm của Van Gogh, mỗi hình ảnh được vẽ rõ ràng và táo bạo, khiến cho ánh sáng có vẻ như phát ra trực tiếp từ cảnh vật trong tranh.


Pic6. Starry Night Over the Rhone, Arles, september, 1888

Khi vẽ chân dung, Van Gogh không chỉ vẽ lại các nét đặc biệt của nhân vật mà còn muốn ghi lại bản chất chính yếu của người mẫu và trong kỹ thuật này, màu sắc đã đóng một vai trò chính, như tại hai chân dung vẽ năm 1888: “Họa sĩ người Bỉ Eugene Boch” (Portrait of Eugene Boch, Pic.7). Và đối với Van Gogh, các màu sắc khác nhau mang các hàm ý khác nhau: màu mặt trời tượng trưng cho sự ấm áp, yêu thương, màu xanh mát mang ý nghĩa của ban đêm và vô tận, màu đỏ biểu hiện sự đam mê và điều xấu xa. Cùng với cách diễn tả bằng màu sắc, Van Gogh còn mô tả nhân vật bằng nét vẽ hoặc thô, nặng, hoặc thanh, nhẹ và chân dung của họa sĩ Boch có nét bút tế nhị, tượng trưng cho một con người tinh tế.


Pic7. Portrait of Eugene Boch, september, 1888.

Sống đơn độc tại miền Provence, Van Gogh cho rằng cách đạt tới nghệ thuật hội họa của mình mang nhiều tính cá nhân nên ông đã muốn tập hợp một số họa sĩ để lập ra nhóm các họa sĩ ấn tượng miền nam, trong đó gồm cả Toulouse-Lautrec, Paul Gauguin và một số người khác. Theo lời mời của Van Gogh, Paul Gauguin đã về miền Arles vào tháng 8 năm 1888, sống trong căn nhà màu vàng, nơi mà trên tường Van Gogh đã trang hoàng bằng một loạt các bức họa vẽ “Bình hoa với 15 bông Hướng Dương” (Vase with Fifteen Sunflowers, Pic8). Cả hai họa sĩ này đã vẽ cùng với nhau và vì Gauguin cao tuổi hơn nên đã hầu như đóng vai trò một bậc đàn anh, một bậc thầy chỉ bảo để Van Gogh cải tiến đường lối hội họa. Gauguin cho rằng Van Gogh nên vẽ bằng trí nhớ, nên làm cho các nét vẽ bớt thô kệch và không nên dùng các màu phụ đối chọi, chẳng hạn như màu lục và màu đỏ, màu vàng và màu tím, nên tránh các màu gắt và chói mắt. Lúc đầu, Van Gogh nghe theo lời khuyên của Gauguin và đã vẽ ra họa phẩm “Người đọc chuyện” (The Novel Reader-1888, Pic 9) và một vài bức họa khác, nhưng rồi Van Gogh cho rằng cách vẽ như vậy thiếu hẳn đi chiều sâu tâm lý nên đã không thỏa mãn về phương pháp hội họa đó.


Pic8. Vase with Fifteen Sunflowers, August, 1888


Pic9. The Novel Reader, 1888

Van Gogh trở về với lối làm việc cũ, điều này đã khiến cho Paul Gauguin coi người em là một họa sĩ kiêu căng, thường chối bỏ các lời đề nghị xây dựng. Thực ra, hai nhà danh họa này đều là những con người có cá tính không ổn định, dễ bùng nổ. Các xung khắc về bản chất chắc chắn sẽ không tránh khỏi. Vào đêm Giáng Sinh năm 1888, một trận cãi cọ đã xẩy ra giữa hai họa sĩ và trong cơn nóng giận, Van Gogh đã dùng một con dao cạo sắc, cắt đứt một vành tai. Sau khi Van Gogh được chở đi bệnh viện băng bó thì Paul Gauguin cũng bỏ về Paris. Cả hai không bao giờ gặp lại nhau nữa. Hai tuần lễ sau, Van Gogh trở về căn nhà màu vàng và bắt đầu cầm cọ trở lại, và kết quả là các họa phẩm như “Chân dung tự họa với ống điếu và tai bị băng bó” (Self- Portrait with Pipe and Bandaged Ear, Pic 10), một số tranh tĩnh vật và họa phẩm “Ru Em” (La Berceuse, Pic. 11). Sau đó vài tuần lễ, người ta lại thấy ở Van Gogh các dấu hiệu của bệnh tâm thần khá nặng, khiến cho họa sĩ phải quay về điều trị tại bệnh viện.


Pic10. Self-Portrait with Bandaged Earand


Pic11. La Berceuse, 1889

Vào cuối tháng 4 năm 1889, Van Gogh yêu cầu được nghỉ ngơi tạm và chữa bệnh tại Saint-Rémy de Provence. Trong 12 tháng lưu ngụ tại nơi này, Van Gogh đã vẽ ra các họa phẩm “Các cây trắc bá” (Cypresses, Pic 12), “Các cây ô-liu” (Olive Trees, Pic 13), các bức chân dung của một số bác sĩ. Trong thời gian sáng tạo này, 1889-1890, Van Gogh đã bộc lộ qua tác phẩm nỗi buồn và nỗi e sợ bị mất đi cách tiếp xúc với thực tại. Vì bị giới hạn trong phòng hay trong vườn của khu điều trị, nhà danh họa bị thiếu tự do trong việc lựa chọn đề tài, thiếu hẳn đi cảm hứng từ cách quan sát trực tiếp, và luôn luôn Van Gogh không đồng ý với cách vẽ từ trí nhớ. Chính tại Saint Rémy, các họa phẩm của Van Gogh không còn chứa đựng các màu sắc mãnh liệt như trước, các đường viền bao quanh đề tài không còn thô đậm và các hình thể mang hàm ý chạy vội tới người ngắm tranh hay lùi xa về phía chân trời.


Pic12. Cypresses Saint-Rémy, June, 1889


Pic13. Olive Trees Saint-Rémy, Septemper, 1889

Van Gogh rời bệnh viện vào tháng 5 năm 1890 và đi về hướng tây bắc của thành phố Paris, tới ngôi làng Auvers-sur-Oise, nơi mà Daubigny và Pissaro đang sống và làm việc. Theo lời khuyên của Camille Pissaro, Van Gogh đã nhờ bác sĩ Paul Ferdinand Gachet trị bệnh. Bức họa “Bác Sĩ Gachet” (Portrait of Doctor Gachet, Pic. 14) của Van Gogh đã là một danh tác mới. Nhà danh họa cũng chọn một số đề tài để vẽ như các cánh đồng bắp và lúa mì, thung lũng có dòng sông, các mái nhà tranh của nông dân. Các họa phẩm trong thời kỳ này có các hình thể tự nhiên, không bị méo lệch như trước kia và ánh sáng của miền bắc nước Pháp đã làm cho sắc độ của họa phẩm tươi mới hơn nhưng vẫn đượm màu sám. Mọi vật trong tranh có vẻ như linh động hơn, sống dậy hơn. Thế nhưng, thời kỳ sáng tác này của Van Gogh đã không kéo dài được lâu. Nhà danh họa đã cãi lại bác sĩ Gachet và cảm thấy quá lệ thuộc về kinh tế vào người em trai Theo và không còn khả năng thành công nữa. Thế rồi vào đêm hôm 27 tháng 7 năm 1890, do quá tuyệt vọng, nhà danh họa Van Gogh đã dùng súng, tự sát. Người em Theo vào lúc này đã lập gia đình và có một con trai 6 tháng, cũng cảm thấy quá đau khổ, rồi qua đời 6 tháng sau, vào ngày 25-1-1891 vì bệnh sưng thận kinh niên.

Căn cứ vào các họa phẩm phần lớn sáng tác vào ba năm cuối của thời kỳ 10 năm cầm cọ ngắn ngủi, Vincent Van Gogh được giới nghệ thuật coi là họa sĩ tài danh người Hà Lan xếp hạng sau Rembrandt. Trong thời kỳ sinh sống tại Arles, Van Gogh đã vẽ các loại hoa, các cánh đồng chan hòa nắng ấm, còn tại Saint Rémy, các họa phẩm của ông trở nên dịu hơn, nhưng lại hàm chứa các đường nét táo bạo hơn, như bức họa “The Garden of Saint-Paul Hospital”, Pic 15. Khởi đầu bằng các màu sắc u tối, Van Gogh đã ghi lại các tĩnh vật, phong cảnh và chân dung của miền bắc, tới khi dọn xuống Arles thuộc miền nam, các họa phẩm lại tươi sáng, rực rỡ và khi trở về sống tại Auvers thì các bức họa mô tả miền Bắc Âu lại đượm màu sám và sắc độ tươi mới. Màu sắc và bút pháp trong các tranh của Van Gogh đã biểu hiện được các cảm xúc nội tâm, sâu kín, đã mang đầy đủ ý nghĩa diễn tả và đã gây được ảnh hưởng lớn lao trong việc phát triển ngành Hội Họa mới, đặc biệt đối với các họa sĩ thuộc hai trường phái Dã Thú (Fauve Painters), và Biểu Hiện tại nước Đức (German Expressionists).


Pic14. Portrait of Doctor Gachet, June, 1990


Pic15. The Garden of Saint-Paul Hospital

Trong lúc sinh thời, Van Gogh không được nhiều người biết đến. Nhà danh họa đã trưng bày tác phẩm nơi Phòng Triển Lãm các Nghệ Sĩ Độc Lập (Salon des Indépendants) tại Paris trong các năm 1888 và 1889, và tại Brussels năm 1890 nhưng đã không gây được sự chú ý nào của quần chúng. Và khi ông còn sống, chỉ có một bài báo đề cập tới nhà danh họa, nhưng qua đầu thế kỷ 20, cách biểu hiện tự tình (lyrical) các cảm xúc nội tâm trước sự vật, trước thiên nhiên của nhà danh họa đã là những đặc điểm, đã nói lên rằng vẻ đẹp và sự thật không chỉ ở trong con mắt mà ở trong tâm hồn và linh hồn, và nhà danh họa đã là người diễn tả ra bằng các màu sắc, các loại bút pháp đặc biệt. Ngày nay các viện bào tàng, các nhà sưu tập tranh đều tìm kiếm mua lại các họa phẩm của Van Gogh vì cách sáng tạo nghệ thuật này hàm chứa các kinh nghiệm cá nhân, các cảm xúc và tâm tư của tác giả. Và đặc biệt vào năm 1987, họa phẩm “Hoa Diên Vĩ ” (Irises, 1890, Pic16) của nhà danh họa Van Gogh đã được bán đấu giá với giá biểu cao kỷ lục là 53.9 triệu Mỹ kim.


Pic16. Irises, May, 1890
———————————— o O o —————————————

[1] Nguyên bản:
“And my aim in my life is to make pictures and drawings, as many and as well as I can; then, at the end of my life, I hope to pass away, looking back with love and tender regret, and thinking, ‘Oh, the pictures I might have made’”

Những dấu ấn về cuộc đời sáng tác và phòng tranh của Van Gogh
http://www.vggallery.com/painting/main_az.htm

[2] Phạm Văn Tuấn, “Vincent Van Gogh (1853 – 1890) nhà danh họa đắt giá nhất” (Về thời thanh niên và thời kỳ sáng tác của Van Gogh
http://vietsciences.free.fr/biographie/artists/painters/vangogh.htm

Read Full Post »

Nguồn: CAND

Ngõ 40 Vạn Bảo trên tầng 3 có một không gian đầy ắp màu xanh. Ở đó, khi bước chân vào, ta như cảm nhận được cái nhỏ nhắn, chật chội nhưng ngăn nắp sạch sẽ của một người Hà Nội cũ, một trí thức Hà thành trong một góc Hà Nội cổ. Những căn phòng nhỏ bé bốn phía là những kệ sách xếp từ sàn cao lên tới đỉnh nhà.

Những bức tranh xinh xắn, những pho tượng của chủ nhân, và cây dương cầm nơi cửa sổ nhìn ra ban công xanh mướt cây lá. Phòng nào trong căn hộ bé nhỏ này cũng có một ô cửa sổ rộng ghé ra ban công đầy màu xanh.

Lạc vào nơi này, thấy tâm hồn mình bỗng dưng thư thái kỳ lạ, như thể ngoài kia, chưa bao giờ có một Hà Nội đông đúc phố xá ồn ào, như thể ngàn năm nay, Hà Nội vẫn bình yên, mơ mộng và dịu dàng một vẻ đẹp thanh bình sau những ô cửa ấy. Đó là ngôi nhà của nhạc sỹ Phạm Tuyên – người từng được bạn bè và công chúng yêu âm nhạc ái mộ ông gọi ông là kẻ sỹ của đất Bắc Hà.

Nhạc sỹ Phạm Tuyên ra tận cầu thang đón tôi. Không lạc đi trong những cảm nhận của tôi về ông khi theo dõi cả một đời nhạc đồ sộ dọc theo suốt chiều dài lịch sử của đất nước. Dáng cao cao thanh thoát, mái tóc nhuộm đen óng chải ngược lên kỹ lưỡng, nước da hồng hào không đồi mồi làm cho ngoại hình của ông trẻ hơn hàng chục tuổi.

Tuổi thơ hạnh phúc

Nhạc sỹ Phạm Tuyên là con thứ 9 của Chủ bút báo Nam Phong – vị Thượng thư triều đình Huế Phạm Quỳnh. Sinh ra trong một gia đình nổi tiếng, Phạm Tuyên đã trải qua những năm tháng ấu thơ thật hạnh phúc và ngọt ngào. Mẹ ông, bà Lê Thị Vân vẫn thường kể cho các con cháu nghe sự kiện đáng nhớ ngày bà sinh cậu con trai thứ 9 Phạm Tuyên.

Đó là ngày 12/1/1930, tại căn nhà số 5 phố Hàng Da, Hà Nội, bà Vân trở dạ sinh ra một cái bọc. Khi lọt lòng mẹ, cậu bé Phạm Tuyên vẫn nằm gọn trong bọc ối chưa vỡ, bà đỡ phải gỡ cái bọc ra mới đón được cậu bé khôi ngô có đôi mắt to tròn đen láy.

Sự kiện sinh ra trong một cái bọc đã làm cho cha mẹ cậu bé chú ý đến cậu nhiều hơn trong đàn con đông đúc 13 đứa của mình (vợ chồng Phạm Quỳnh sinh được 16 người con, nhưng nuôi được 13, bao gồm 5 trai và 8 gái. Phạm Quỳnh vẫn thường gọi yêu các con là 5 chú voi và 8 nàng tiên).

Chủ bút báo Nam Phong Phạm Quỳnh đã thầm nghĩ về cậu con trai bé nhỏ với biết bao hy vọng cậu bé sẽ làm nên sự nghiệp trong tương lai. Những ngày tháng đầu tiên trong tuổi ấu thơ hạnh phúc của mình, cậu bé Phạm Tuyên lớn lên ở phố Đường Thành, Hàng Bông, chợ Hàng Da, nơi có cột đồng hồ cổ kính và đặc biệt là có rạp hát Olympia (nay là rạp Hồng Hà thuộc Nhà hát Tuồng Trung ương) mà các nhạc sỹ thời kỳ đầu Tân nhạc Trần Ngọc Quang, Đặng Thế Phong… từng đến giới thiệu tác phẩm mới.

Phải chăng, những nốt nhạc vang lên ở nơi hội ngộ các bậc anh tài trong âm nhạc đã theo suốt cuộc đời của cậu bé Phạm Tuyên để rồi không ngẫu nhiên mà thành, ông là người con duy nhất trong gia đình họ Phạm theo đuổi con đường âm nhạc và trở thành một nhạc sỹ danh tiếng.

Người cha Phạm Quỳnh yêu thương các con bằng một tình yêu đặc biệt. Ông chăm chút cho các con, tôn trọng tự do tuyệt đối của các con, tạo mọi điều kiện cho các con phát huy thiên hướng của mình mà không hề có bất cứ một áp đặt nào.

Từ đầu thập kỷ 30 của thế kỷ trước, Phạm Quỳnh được bổ nhiệm làm Thượng thư triều đình Huế. 6 tuổi, Phạm Tuyên theo gia đình cùng cha vào Huế, ở tại một biệt thự có khuôn viên hoa lá xanh tươi bên bờ sông An Cựu tên là Hoa Đường.

Ở Huế, Phạm Tuyên học tại Trường Tiểu học Paul Bert gần cổng Thượng Tứ. Tại đây, những giờ học âm nhạc với thầy Phán đã mang tới cho cậu học trò Hà thành thế giới âm thanh đặc biệt của các bản cổ nhạc Lưu Thủy, Kim Tiền, Xuân Phong, Long Hổ, Tứ Đại Cảnh qua cây đàn nguyệt.

Tan học về nhà, hồn cậu lại ngập tràn cổ nhạc trong tiếng đàn tranh của 8 nàng tiên là các chị gái khi họ chăm chỉ luyện đàn dưới sự hướng dẫn của nghệ sỹ Tôn Nữ Lệ Minh – phu nhân của tác giả “Tiếng thu” nổi tiếng Lưu Trọng Lư.

Cả nhà có hẳn một ban nhạc, mỗi khi ai đó cất giọng, mọi người lại thích hát bè, tạo nên những hòa âm tuyệt vời. Các con trai còn được theo cha đi săn bắn, bơi lội và câu cá trước dòng sông An Cựu.

Đi theo Cách mạng và làm nên nghiệp lớn

Tuổi thơ ấu êm đềm và ngập tràn hạnh phúc của cậu bé Phạm Tuyên trôi qua. Năm 15 tuổi, một biến cố lớn trong gia đình, cha ông, Phạm Quỳnh mất, sau đó một thời gian không lâu, mẹ ông, người đàn bà ở miền đất quan họ Bắc Ninh không biết chữ nhưng thuộc ca dao, dân ca và Truyện Kiều như một nhà sưu tầm dân gian đã buồn phiền lâm bệnh trọng mà qua đời.

Vậy là những năm tháng êm đềm trong vòng tay thương yêu của cha mẹ đã chấm dứt. Cậu bé Phạm Tuyên cùng các anh chị bắt đầu ra đời lập nghiệp và một lòng đi theo Cách mạng. Cũng chỉ đến khi cậu bé Phạm Tuyên chính thức trở thành Anh Bộ đội Cụ Hồ năm 1949, năng khiếu âm nhạc trong ông mới bắt đầu phát lộ hứa hẹn một sức vóc vạm vỡ và dồi dào trong đề tài âm nhạc sau này.

Tác phẩm đầu tay của đời lính là: “Vào lục quân” khi Phạm Tuyên học ở Trường Sĩ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn. Tốt nghiệp sĩ quan lục quân, Phạm Tuyên về làm Đại đội trưởng phụ trách văn – thể – mỹ Đội Thiếu sinh quân bé nhất của Trường Thiếu sinh quân Việt Nam ở Thái Nguyên. Chính quãng thời gian gắn bó với các em thiếu nhi nơi đây đã cho Phạm Tuyên một mảng đề tài vô cùng quan trọng trong âm nhạc của ông, đó là những ca khúc viết cho thiếu nhi.

Cho đến bây giờ, sau 40-50 năm, những ca khúc thiếu nhi ông viết hồi đó vẫn được trẻ em hát trong những ngày Tết Thiếu nhi, Rằm Trung thu của mình. Và có lẽ, mãi muôn đời sau thì thiếu nhi Việt Nam sẽ còn cất vang lời ca trong những bài hát thiếu nhi sống mãi với thời gian của ông: “Chú voi con ở bản Đôn”, “Chiếc đèn ông sao”, “Tiến lên đoàn viên”, “Em làm trực nhật”, “Bà còng”, “Con cò bay lả bay la”.

Nhạc sỹ Phạm Tuyên nói rằng: Âm nhạc cho người lớn hay cho thiếu nhi về nghệ thuật đều bình đẳng. Chỉ có sự bình đẳng trong nghệ thuật mới giúp cho các tác phẩm sống mãi với thời gian và sống trong lòng công chúng.

Read Full Post »

Những bài thơ cuối cùng của Nguyên Sa

Tuy Hòa

Nguon: Evan

Nhà thơ Nguyên Sa đã yên nghỉ mười năm ở California. Mọi vui buồn và được mất cũng đã lắng dịu đi, đủ để những người bây giờ bình tâm phác thảo một chân dung thơ Nguyên Sa. Ông đã đến với chúng ta, đã sống với chúng ta, đã rời xa chúng ta, và đã gửi lại những câu thơ dâng hiến cả cuộc đời.

Thi sĩ Nguyên Sa (tên thật Trần Bích Lan) sinh ngày 1/3/1932 tại Hà Nội, mất ngày 18/4/1998 tại Mỹ. Trong cuốn hồi ký của mình, ông viết: “Tôi thích được giới thiệu bằng cách đọc lên một bài thơ Nguyên Sa. Đó là cách giới thiệu được cả Nguyên Sa ý thức và vô thức, cho thấy bản ngã của người làm thơ tương đối đầy đủ nhất, cả bản ngã đã có, bản ngã đang có, và bản ngã muốn có. Những bài thơ khác biệt mang lại bản ngã khác biệt…”. Vì vậy, để hiểu Nguyên Sa không có phương pháp nào đáng tin cậy bằng sự nghiêm túc đọc lại thơ Nguyên Sa.

Xuất thân từ một gia đình không liên quan gì đến văn chương nghệ thuật. Năm 17 tuổi, Nguyên Sa sang Pháp du học. Sau khi tốt nghiệp Tú tài, ông ghi danh vào khoa Triết, ĐH Sorbonne. Và cuộc hạnh ngộ với bà Trịnh Thị Nga đã biến ông thành thi sĩ. Bài thơ nổi tiếng đầu tiên của Nguyên Sa cũng là bài thơ đính hôn. Bài thơ có tên Nga được in vào thiệp cưới của họ năm 1955: “Em đừng buồn như những chiếc lá tre khô. Em đừng buồn như những nóc nhà thờ không có tuổi”. Năm 1956, ông bà đưa nhau về Sài Gòn sống bằng nghề dạy học. Không chỉ giảng dạy môn Triết cho các trường trung học, họ còn mở ra hai trường tư thục Văn Học và Văn Khôi. Với quan niệm bản thân “vốn dĩ chỉ là hạt cát”, Trần Bích Lan lấy bút danh Nguyên Sa và ngay lập tức lừng lẫy trên thi đàn.

Phác họa về nhà thơ Nguyên Sa.

Có thể do sự tình cờ hữu duyên, những bài thơ phổ nhạc của Nguyên Sa lan tỏa rất nhanh vào đời sống, và cho đến tận hôm nay, nhắc Nguyên Sa là người ta nghe vang lên trên môi Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn. Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh (Áo lụa Hà Đông), hoặc Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc. Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường (Tuổi mười ba); hoặc Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm. Chả biết tay ai làm lá sen (Paris có gì lạ không em) và Hãy biến cuộc đời thành những tối tân hôn. Nếu em sợ thời gian dài vô tận (Tháng sáu trời mưa).

Những bài thơ được phổ nhạc ấy cứ bồng bềnh từ thế hệ này sang thế hệ kia, khiến nhiều bài thơ khác của Nguyên Sa ít nhiều bị che khuất, kể cả những câu thơ độc đáo miêu tả chiếc áo dài dân tộc Có phải em mang trên áo bay. Hai phần gió thổi, một phần mây. Hay là em gói mây trong áo. Rồi thở cho làn áo trắng bay. Tuy nhiên, nếu đọc thơ Nguyên Sa viết sau năm 1975 ở hải ngoại, vẫn nhận ra nét hào hoa riêng biệt. Trong tập Hoa sen và hoa đào được sáng tác khoảng thời gian 1982-1988, có những câu thơ mang đậm phong cách Nguyên Sa như Anh nhớ em ngồi áo trắng thon. Ngàn năm còn mãi lúc gần quen. Em gầy như liễu trong thơ cổ. Anh bỏ trường thi lúc Thịnh Đường hay Phương Đông vào chỗ hồng lên má. Chiều xuống lưng chừng mái tóc thưa.

Nguyên Sa từng xuất bản cuốn sách biên khảo triết học Descartes nhìn từ phương Đông, nhưng trả lời phỏng vấn của nhà văn Vũ Bằng vào năm 1972, thì ông vẫn khẳng định: “Nói triết lý sa sả, e rằng sẽ là người tự kiêu. Nhất là trong thơ, càng nhiều triết lý càng mất tính cách của thơ. Theo tôi, thực chất của thơ là cái linh hồn, là sự sống của những chữ ta dùng”.

Suy nghiệm đó được Nguyên Sa thể hiện rất rõ trong những bài lục bát. Thơ Việt Nam đã từng tự hào về lục bát Nguyễn Du, lục bát Nguyễn Bính, lục bát Huy Cận thì có lẽ những ai yêu thể thơ truyền thống cũng cần lưu ý lục bát Nguyên Sa. Sáu chữ và tám chữ được Nguyên Sa vận hành khá tự nhiên và nhịp nhàng đến mức phẩm chất thi ca tuôn chảy vào lòng độc giả một cách bất ngờ. Khi gặp Mây hồng bâng khuâng Những chiều sương kín đầu non. Hỏi nhau nhè nhẹ sao buồn chi em, khi muốn Tháo gỡ giăng mắc ngậm ngùi Ta nằm tháo gỡ cơn mưa. Cầu vồng tràn núi cũng vừa bắc ngang. Trong thơ ta gọi là nàng. Nói năng lẫm liệt, tình càng thâm sâu. Trời cao có núi bắc cầu. Trong ta vực thẳm cúi đầu nghe mưa, hoặc khi đăm đắm Hiu quạnh thân phận Bỏ tay vào túi buổi chiều. Lấy ra hiu quạnh với nhiều bản thân. Còn hiu quạnh chỗ mộ phần. Tấm bia màu trắng mấy lần quạnh hiu, và khi hân hoan Ngày khỏi bệnh nhận ra: Thương ghê màu áo hoa cà. Mộng mơ bật sáng trên da thịt người.

Những câu thơ mềm mại, linh hoạt và ấm áp theo suốt cả cuộc đời Nguyên Sa, và lúc đến chặng đường hoàng hôn số kiếp thi sĩ thì ông chợt ngộ Hiện tượng toàn diện để thả hồn tràn theo nghĩ suy không kịp kết nối vần điệu: Lau khô một bông hoa không phải chỉ là động tác của tay. Công việc đòi hỏi sự chú ý của thị giác, sự nhịp nhàng của hô hấp và cả sự di chuyển trong một không gian. Đối mặt với căn bệnh ung thư dạ dày hành hạ từng ngày, Nguyên Sa vẫn không rời bỏ thơ. Bài thơ Hóa học trị liệu có thể xem như một cột mốc để đánh dấu những sáng tác tạ từ nhân gian của ông.

“Tôi biết cây phong đứng ở trước cửa bệnh viện nghĩ gì
Khi những chiếc lá phong buông tay ra
Làm thành những vòng tròn nhỏ
Những chiếc lá phong màu rượu chát rơi xuống một vị trí tên là mặt đất
Gió đưa những chiếc lá phong sang một vị trí khác cũng tên là mặt đất
Như thể vật nào cuối cùng cũng chỉ có cùng một tên”

Không thể nói khác hơn rằng, 22 bài thơ viết từ đầu năm 1998 đến lúc chia tay vĩnh viễn với Nàng thơ, đã cho hậu thế thấy được một dòng chảy khác của thơ Nguyên Sa. Những câu thơ ngổn ngang và giàu chất trí tuệ, không phải đến thình lình, mà có mạch nguồn trong thao thức Nguyên Sa. Trên giường bệnh, có lẽ hơn một lần ông ưu tư về những bài thơ mình viết đã được phổ nhạc truyền tụng khắp nơi: “Tôi đã làm xong bài thơ để phổ nhạc. Nhưng bài nhạc chưa tới. Đến khi nó tới. Bài thơ nhất định bỏ đi”. Thật vậy, những bài thơ sau chót của Nguyên Sa hầu như không dành cho âm nhạc, chỉ dành cho những chột dạ.

Nguyên Sa chột dạ về Mật khẩu đời mình:

“Mỗi lần Thượng đế mở toang lồng ngực và bước vào
Tôi sợ đến nín thở
Tôi sợ ông gọi cửa không được
Tôi sợ ông quên mật khẩu
Tôi sợ ông quay ra hỏi
Tôi sẽ không biết trả lời sao
Vì tôi cũng không nhớ”

Nhà thơ Nguyên Sa và vợ. Ảnh tư liệu.

Nguyên Sa chột dạ về Ký ức người vợ sắt son đi cùng ông suốt hành trình long đong duyên nợ:

“Em làm cho tà áo lượn bay màu trắng ở quê hương xưa
trở thành màu hồng
Em làm thắp lên ngọn bạch lạp vào buổi sáng
ở trong lớp học
trong những giờ khắc yêu đương”

Nguyên Sa chột dạ về những Mặt nạ chập chờn lẩn khuất

“Chiếc mặt nạ ngay sát lần da mặt, gắn vào hay tháo gỡ
đều đòi hỏi nhiều thời gian
Làn da mặt dính vào thịt xương gắn vào hay tháo gỡ càng lâu hơn
Không thể đo được thời gian tìm kiếm những chiếc mặt nạ
Ở dưới làn da mặt dính vào thịt xương”

Nguyên Sa chột dạ về Con sông ngược xuôi bất tận miền khát vọng

“Suối cạn là nghĩa trang biết thở dài của dòng sông
Sa mạc là nghĩa trang khác, nghĩa trang biết khóc của dòng sông
Vật nào cũng có hai nghĩa trang
Một vật bao giờ cũng có hai tên
Tên nó và tên ước mơ của nó
Nghĩa trang của nó và nghĩa trang của ước mơ
Có lúc tôi thích được gọi bằng tên tôi
Có lúc tôi thích được gọi bằng tên ước mơ của tôi
Đó là lý do tôi ký tên em khi làm thơ”

Thế nhưng, niềm riêng day dứt nhất, đau đáu nhất của Nguyên sa trong những bài thơ cuối cùng là nỗi mong ngóng thăm thẳm cố hương. Như “bài thơ” Nguyên Sa đón Tết ở Wichita Falls giữa cơ hồ run rủi: Nửa khuya nàng đánh thức tôi dậy, nói dậy đi, dậy đi, giao thừa rồi. Tôi ngồi dậy. Chúng tôi mặc quần áo mới. Chúng tôi thắp nhang. Chúng tôi ngồi uống trà với nhau, ngồi tựa lưng vào nhau, hát cho nhau nghe bằng ánh sáng của những ngày mới gặp nhau. Khi nàng quay đầu lại, tôi thấy mắt nàng đỏ hoe. Mắt nàng ngơ ngác giống như mắt con vành khuyên một mình, để định hướng, bay theo những màu vàng của một rừng mai. Dường như, Nguyên Sa không còn muốn ngắt dòng hay ngắt câu, ông cứ để cảm xúc lênh loang cho kịp nhịp điệu hối hả từ trái tim mình. Và ông nghĩ về một sự Thủy chung giản dị khi hóa thân vào tro bụi: anh chỉ xin em ném dùm anh xuống những mảnh đất đầu đời, chỗ bãi phù sa anh tắm mỗi chiều, con lộ mỗi ngày chúng mình cùng nhau đi học. Riêng với quê nhà thơ ấu, Nguyên Sa tỉ mỉ viết sáu câu chia biệt:

“Ngọn đèn chiếu xuống bức tranh
Cầm lên Hà Nội thấy đình miếu xưa
Tiễn nhau nhớ Tháng Giêng, mưa
Sông Hồng nước động bóng chưa nhập hình
Tiễn anh linh hiển u linh
Cấu vào da thịt thấy mình bỏ đi”

Vậy là Nguyên Sa đã yên nghỉ mười năm ở California. Mọi vui buồn và được mất cũng đã lắng dịu đi, đủ để những người bây giờ bình tâm phác thảo một chân dung thơ Nguyên Sa. Ông đã đến với chúng ta, đã sống với chúng ta, đã rời xa chúng ta, và đã gửi lại những câu thơ dâng hiến cả cuộc đời. Gần nửa thế kỷ miệt mài với thơ, Nguyên Sa canh cánh “luôn luôn làm sao để không giống mình, để trở thành một người khác mình, thì đó chính là cách thức, cách thế để trở thành chính mình”.

Read Full Post »

“Irises”

“Chân dung Dr. Gachet”

Chân dung tự hoạ

Nguồn: Đặc Trưng

Vincent Van Gogh là nhà danh họa người Hòa Lan có danh tiếng đứng sau Rembrandt và là một trong bốn họa sĩ hậu ấn tượng, gồm Paul Gauguin, Georges Seurat và Paul Cézanne. Danh tiếng của Van Gogh được căn cứ vào các họa phẩm mà ông đã sáng tác, phần lớn trong ba năm cuối của cuộc đời hội họa 10 năm. Van Gogh đã vẽ hơn 800 bức sơn dầu và 700 họa phẩm thuộc các thể loại khác, thế nhưng ông đã chỉ bán được một tấm tranh khi còn sống. Tranh của Van Gogh có đặc điểm là màu sắc gây cảm xúc mạnh, nét bút thô, hình ảnh có đường viền lớn, tất cả mang bên trong nỗi đau khổ của một tâm hồn bệnh hoạn khiến cho sau này nhà danh họa phải tự sát.

1/ Thời thanh niên.

Vincent Willem van Gogh chào đời vào ngày 30 tháng 3 năm 1853 tại làng Groot- Zundert thuộc miền Brabant, nước Hòa Lan và là con trai lớn của một gia đình 6 người con. Cha của Van Gogh là một mục sư Tin Lành. Thuở thiếu niên của Van Gogh rất hạnh phúc, cậu nhỏ này thường lang thang vui chơi nơi miền quê thanh vắng. Vào tuổi 16, Van Gogh học nghề bán họa phẩm cho công ty Goupil tại thành phố The Hague, nơi mà một người chú có phần hùn. Công ty Goupil này có nhiều chi nhánh tại các thành phố khác như Brussels, London rồi tới năm 1874, có cửa hàng chính tại thành phố Paris. Tại Paris, Van Gogh thường đi thăm Viện Bảo Tàng Louvres và các họa phẩm trưng bày tại nơi này đã làm cho tâm hồn Van Gogh say mê, và cuộc sống hàng ngày liên quan tới các tác phẩm nghệ thuật đã làm sống dậy trong tâm hồn chàng niềm cảm xúc nghệ thuật. Chàng Van Gogh dần dần không còn chú tâm vào công việc buôn bán rồi cuối cùng, xin thôi nghề buôn tranh vào tháng 4 năm 1876.

Van Gogh say mê các tác phẩm hội họa của Rambrandt, Frans Hals và các danh họa khác người Hòa Lan cũng như các sáng tác của Jean Francois Millet và Camille Corot. Hai họa sĩ đương thời người Pháp này đã tạo nên các ảnh hưởng trong suốt cuộc đời nghệ sĩ của Van Gogh.

Do nghề bán họa phẩm, Van Gogh đã đi và sống tại nhiều xứ sở và tình yêu ban đầu đã nẩy nở khi chàng thanh niên Hòa Lan này sinh sống tại nước Anh vào năm 1874. Mối tình đầu với một thiếu nữ London đã thất bại, Van Gogh trở nên đau khổ và cô đơn, vì vậy chàng muốn theo học trường đào tạo mục sư, nhưng đã bị rớt vào kỳ thi tuyển. Do quan tâm về tôn giáo, Van Gogh đã theo học một khóa huấn luyện 3 tháng về đạo Tin Lành tại Brussels rồi sau đó, được cử đi rao giảng tại miền Borinage, là nơi hầm mỏ nghèo khó thuộc miền tây nam của nước Bỉ. Tại nơi hầm mỏ này, Van Gogh đã thông cảm với nỗi khổ đau của người nghèo nên đã quá chăm chỉ và xả thân giúp đỡ họ, gây nên nhiều bất đồng với các vị lãnh đạo tôn giáo. Van Gogh vì thế bị sa thải khỏi công việc giảng đạo và phải trở về sống nhờ gia đình vì không còn tiền bạc. Chính vào năm 1880, ở tuổi 27, Van Gogh đã bị dằn vặt, tuyệt vọng và tìm ra cho mình một lối thoát. Trong một bức thư dài viết cho người em trai tên là Theo, Van Gogh đã cho biết quyết định theo ngành hội hoạ.

Nhờ sự khuyến khích và nguồn trợ cấp tài chính của người em trai đang làm việc cho công ty bán tranh Goupil tại Paris, Van Gogh trở lại khu hầm mỏ Borinage và bắt đầu vẽ, bắt chước vẽ theo các bức tranh của Jean Francois Millet (1814-1875), vẽ về đời sống và chân dung của những người thợ mỏ đen đủi. Van Gogh thấy rằng cách tự học và làm việc chăm chỉ không đủ, còn cần tới sự hướng dẫn của các họa sĩ nhiều kinh nghiệm nên vào năm 1882, ông trở lại thành phố The Hague, Hòa Lan, để theo học hội họa với một người bà con là họa sĩ Anton Mauve (1814-1875), một họa sĩ chuyên vẽ phong cảnh, nhưng Van Gogh đã coi đường lối vẽ của ông Mauve là ngột ngạt và khô khan.

2/ Thời kỳ sáng tác.

Cuộc đời sáng tác của Van Gogh rất ngắn ngủi, chỉ kéo dài 10 năm, từ 1880 tới 1890. Trong 4 năm đầu, Van Gogh học hỏi các kỹ thuật hội họa và chuyên vẽ đường nét (drawing) và màu nước (watercolors) nhưng sau khi đã học tập với Anton Mauve và đã gặp gỡ nhiều họa sĩ khác, kể từ mùa hè năm 1882, Van Gogh bắt đầu bước sang phạm vi tranh sơn dầu (oil paint). Do nội tâm thúc đẩy “phải sống một mình với thiên nhiên”, năm 1883 Van Gogh đã tới Drenthe, một miền hoang vắng thuộc phía bắc xứ Hòa Lan và đã lưu lại nơi này trong ba tháng trước khi trở về Nuenen, một ngôi làng thuộc vùng Brabant mà gia đình mới dọn tới. Van Gogh đã cư ngụ tại Nuenen trong các năm 1884 và 1885, và vào thời gian này, nghệ thuật của Van Gogh táo bạo hơn, chín chắn hơn. Van Gogh đã vẽ ba loại đề tài : tĩnh vật, phong cảnh và con người, tất cả đều liên quan tới miền đất canh tác của nông dân, đời sống của họ, những gian khổ mà họ phải chịu đựng. Cuốn truyện Germinal (1885) của Emile Zola, một văn sĩ ngưới Pháp, mô tả một miền hầm mỏ của nước Pháp, đã ảnh hưởng tới Van Gogh rất nhiều, nên trong các tấm tranh của Van Gogh vẽ về các người thợ mỏ, đã bộc lộ những chỉ trích mang tính xã hội của họa sĩ.

Năm 1885, Van Gogh đã vẽ ra họa phẩm danh tiếng có tên là “Những người ăn khoai” (The Potato Eaters) sau hai năm chuẩn bị. Đây là một tấm tranh lớn, kích thước gần 3 x 4 feet, tượng trưng cho sắc độ và đề tài mà Van Gogh ưa thích vào giai đoạn này. Họa phẩm này mang các màu đất u tối, gợi lại cách diễn đạt của Frans Hals và Rembrandt, với nét bút nặng nề, mô tả cảnh gia đình gồm 5 nông dân đen đủi, ngồi nơi bàn ăn ngheò nàn. Toàn thể bức họa đã diễn tả đầy đủ mức sống thấp hèn của đề tài và hoàn cảnh tàn nhẫn của người dân thợ mỏ. Trong thời kỳ này, Van Gogh cũng vẽ một số tranh tĩnh vật như một giỏ khoai, một ấm đồng đun nước, vài tổ chim và ngay cả một đôi giầy cũ rách. Một trong các họa phẩm tĩnh vật nổi danh nhất của thời kỳ ban đầu này là bức họa “Sách Thánh Kinh mở với ngọn nến” (Open Bible with Candle-1885), trong tranh còn bao gồm cuốn truyện “Vui Sống” (Joie de Vivre) của Emile Zola.

Qua nghệ thuật hội họa, Van Gogh cố gắng tìm kiếm sự cứu rỗi cho chính mình và cho các người khác bằng tinh thần tông đồ khi trước, và Hội Họa đã là ngõ ra của nội tâm sâu kín cũng như cách diễn tả sự quan tâm về xã hội của họa sĩ. Van Gogh đã cố công diễn tả sức cần lao và sức sản xuất của người lao động, nhất là mô tả các kẻ khốn cùng. Kiến thức về hội họa của Van Gogh cũng thay đổi sau khi nghiên cứu các tranh của Frans Hals. Van Gogh thấy rằng lối học thuần lý thuyết đã phá hủy sự tươi mới của các ấn tượng nhãn quan, trong khi các họa phẩm của Paolo Veronese và Eugene Delacroix khiến cho Van Gogh hiểu rằng chính màu sắc cũng đã nói lên một điều gì. Trong lần đi Antwerp và được ngắm nhìn các tranh vẽ của Peter Paul Rubens, Van Gogh đã thấu hiểu các phương tiện đơn giản của Rubens và khả năng của nhà danh họa này trong việc mô tả bản sắc (mood) của đề tài bằng cách phối hợp các màu sắc. Cũng vào thời kỳ này, Van Gogh đã khám phá ra hai đường lối nghệ thuật trong nền Hội Họa Nhật Bản và trong các tranh thuộc trường phái Aán Tượng (Impressionist).

Do không chấp nhận các nguyên tắc cổ điển về hội họa thuộc trường phái hàn lâm của thành phố Antwerp, Van Gogh bỏ về, sống với người em trai là Theo tại Paris năm 1886. Trong 4 tháng, Van Gogh theo học với họa sĩ Fernand Cormon và nhờ thời gian cư ngụ tại Paris mà Van Gogh gặp gỡ các nghệ sĩ như Henri de Toulouse-Lautrec (1864-1901), Emile Bernard (1868-1941). Và nhờ Theo, Van Gogh được giới thiệu với các nghệ sĩ danh tiếng, là những người đang giữ các vai trò lịch sử trong nền nghệ thuật mới, họ là các họa sĩ ấn tượng và hậu ấn tượng (Post Impressionists) như Edgar Degas, Paul Signac, Georges Seurat, Paul Gauguin. Camille Pissaro (1830-1890) đã khuyên Van Gogh nên dùng các màu sắc tươi sáng hơn và áp dụng các kỹ thuật mới mà trường phái ấn tượng bắt đầu xử dụng.

Trong thời gian giữa mùa xuân năm 1886 tới tháng 2 năm 1888, đường lối diễn tả nghệ thuật của Van Gogh đã thay đổi hẳn, với một họa pháp riêng, một khuynh hướng đặc biệt về bút pháp. Các tấm tranh của Van Gogh trở nên nhiều màu sắc hơn, cách nhìn sự vật không còn cổ điển như trước, với sắc độ của họa phẩm nhẹ nhàng hơn. Van Gogh không còn vẽ các nông dân đen đủi nữa mà bắt đầu mô tả những đề tài đặc trưng của trường phái ấn tượng, chẳng hạn nhiều phong cảnh của các vùng phụ cận Paris, cảnh trí bên bờ sông Seine, và hai họa phẩm tiêu biểu là “Montmartre” (1886) và “Sàn quay Galette” (Moulin de la Galette-1886).

Van Gogh cũng bị ảnh hưởng bởi họa phẩm của Seurat, đó là bức tranh “Buổi chiều chủ nhật trên đảo La Grande Jatte” (A Sunday Afternoon on the Island of La Grande Jatte) được triển lãm năm 1886. Kể từ mùa hè năm 1887, Van Gogh đã dùng tới bút pháp với các nét kế cận mang các màu sắc của quang phổ thuần chất (spectrum-pure). Ngoài ra, Van Gogh còn sưu tập một số họa phẩm khắc gỗ (woodcuts) của Nhật Bản, nhất là loại tranh Ukiyo-e của họa sĩ Hiroshige (1797-1858) và ảnh hưởng của đường lối thí nghiệm mới là cách dùng hai hay nhiều điểm viễn khuất (vanishing points). Kỹ thuật phối cảnh mới này được thể hiện qua họa phẩm “Dạ Hội tại Montmartre” (Festival in Montmartre-1886/87) và họa phẩm “Các cây mận đang nở hoa” (Plum Trees in Blossom-1888) là thí dụ về ảnh hưởng của lối khắc gỗ Nhật Bản.

Tới mùa hè năm 1887, Van Gogh đã vẽ các phong cảnh bằng các màu thuần chất (pure colors) với nét họa đứt khúc, đôi khi theo lối chấm điểm (pointillistic). Đường lối hậu ấn tượng (postimpressionist style) của Van Gogh bắt đầu được thực hiện kể từ năm 1888 qua các họa phẩm “Chân dung của Cha Tanguy” (Portrait of Père Tanguy) và “Chân dung tự họa” (Self-Portrait in Front of an Easel) cũng như một số tranh vẽ các vùng ngoại ô của thành phố Paris.

Vào năm 1888, Van Gogh được nghe Toulouse-Lautrec ca ngợi phong cảnh rực rỡ của miền nam nước Pháp và được đọc vài tác phẩm văn chương của Alphonse Daudet mô tả về những người đàn bà đẹp của miền Provence, các sự kiện này đãï khiến cho Van Gogh di chuyển về miền đông nam của nước Pháp vì họa sĩ đã quá mệt mỏi, chán cảnh đời sống thành thị và ước ao được “nhìn ngắm thiên nhiên dưới một bầu trời trong sáng”. Kể từ tháng 2 năm 1888 và trong suốt 12 tháng trường, Van Gogh đã thuê một ngôi nhà tại Arles, sơn màu vàng và trang trí ngôi nhà thành một nơi cộng đồng của các “nhà ấn tượng miền nam”. Đây là thời kỳ sáng tạo phong phú nhất của nhà danh họa Van Gogh. Trước phong cảnh thiên nhiên rực rỡ này, Van Gogh đã vẽ mỗi ngày, hầu như luôn luôn ở ngoài trời, dưới ánh nắng chói chan và trong bầu không khí khô ráo, cảnh trời quang đãng. Van Gogh đã không thể kiềm chế được các cảm xúc của tâm hồn mình trước các đề tài mới lạ, hấp dẫn. Nhà danh họa đã làm việc với tốc độ rất cao, cố công ghi lại các ảnh hưởng của thiên nhiên và tâm trạng của mình trước ngoại cảnh. Các đề tài tại miền Arles này gồm các cây ăn trái đang nở hoa, các toàn cảnh của thành phố và vùng phụ cận, các chân dung của bạn bè và người đưa thư Roulin, cảnh trí trong nhà và bên ngoài nhà, một loạt các hoa hướng dương và “một đêm đầy sao” (a Starry Night). Qua các họa phẩm, Van Gogh đã khai triển sự trong sáng về màu sắc và lối sắc nét về bút pháp, khác hẳn với đường nét mờ ảo của trường phái Aán Tượng (Impressionism). Trong mỗi họa phẩm của Van Gogh, mỗi hình ảnh được vẽ rõ ràng và táo bạo, khiến cho ánh sáng có vẻ như phát ra trực tiếp từ cảnh vật trong tranh.

Cũng giống như các họa sĩ ấn tượng, Van Gogh vẽ từ cách quan sát trực tiếp, không vẽ theo trí nhớ và bao gồm trong họa phẩm cách mô tả các cảm giác nội tâm của mình. Đặc điểm của Van Gogh là cách dùng màu sắc. Nhà danh họa đã xử dụng màu sắc một cách rất hàm xúc, không những coi màu sắc là một phương tiện để thiết lập nên các tác dụng của ánh sáng và không khí, tạo nên chiều sâu của thể tích và không gian, mà còn coi màu sắc là cách chuyển đạt sự đam mê sâu thẳm mà họa sĩ rung cảm trước cảnh vật, kỷ vật và con người.

Về các chân dung, Van Gogh không chỉ vẽ lại các nét đặc biệt của nhân vật mà còn muốn ghi lại bản chất chính yếu của người mẫu và trong kỹ thuật này, màu sắc đã đóng một vai trò chính, như tại hai chân dung vẽ năm 1888 : “Họa sĩ người Bỉ Eugene Boch” và “Người nông dân miền Provence” (The Provencal Peasant). Và đối với Van Gogh, các màu sắc khác nhau mang các hàm ý khác nhau : màu mặt trời tượng trưng cho sự ấm áp, yêu thương, màu xanh mát mang ý nghĩa của ban đêm và vô tận, màu đỏ biểu hiện sự đam mê và điều xấu xa. Cùng với cách diễn tả bằng màu sắc, Van Gogh còn mô tả nhân vật bằng nét vẽ hoặc thô, nặng, hoặc thanh, nhẹ và chân dung của họa sĩ Boch có nét bút tế nhị, tượng trưng cho một con người tinh tế.

Sống đơn độc tại miền Provence, Van Gogh cho rằng cách đạt tới nghệ thuật hội họa của mình mang nhiều tính cá nhân nên ông đã muốn tập hợp một số họa sĩ để lập ra nhóm các họa sĩ ấn tượng miền nam, trong đó gồm cả Toulouse-Lautrec, Paul Gauguin và một số người khác. Theo lời mời của Van Gogh, Paul Gauguin đã về miền Arles vào tháng 8 năm 1888, sống trong căn nhà màu vàng, nơi mà trên tường Van Gogh đã trang hoàng bằng một loạt các bức họa vẽ “Hoa Hướng Dương” (Sunflowers). Cả hai họa sĩ này đã vẽ cùng với nhau và vì Gauguin cao tuổi hơn nên đã hầu như đóng vai trò một bậc đàn anh, một bậc thầy chỉ bảo để Van Gogh cải tiến đường lối hội họa. Gauguin cho rằng Van Gogh nên vẽ bằng trí nhớ, nên làm cho các nét vẽ bớt thô kệch và không nên dùng các màu phụ đối chọi, chẳng hạn như màu lục và màu đỏ, màu vàng và màu tím, nên tránh các màu gắt và chói mắt. Lúc đầu, Van Gogh nghe theo lời khuyên của Gauguin và đã vẽ ra họa phẩm “Người đọc chuyện” (The Novel Reader-1888) và một vài bức họa khác, nhưng rồi Van Gogh cho rằng cách vẽ như vậy thiếu hẳn đi chiều sâu tâm lý nên đã không thỏa mãn về phương pháp hội họa đó. Van Gogh trở về với lối làm việc cũ, điều này đã khiến cho Paul Gauguin coi người em là một họa sĩ kiêu căng, thường chối bỏ các lời đề nghị xây dựng. Thực ra, hai nhà danh họa này đều là những con người có cá tính không ổn định, dễ bùng nổ. Các xung khắc về bản chất chắc chắn sẽ không tránh khỏi. Vào đêm Giáng Sinh năm 1888, một trận cãi cọ đã xẩy ra giữa hai họa sĩ và trong cơn nóng giận, Van Gogh đã dùng một con dao cạo sắc, cắt đứt một vành tai. Sau khi Van Gogh được chở đi bệnh viện băng bó thì Paul Gauguin cũng bỏ về Paris. Cả hai không bao giờ gặp lại nhau nữa.

Hai tuần lễ sau, Van Gogh trở về căn nhà màu vàng và bắt đầu cầm cọ trở lại, và kết quả là các họa phẩm như “Chân dung tự họa với ống điếu và tai bị băng bó” ( Self- Portrait with Pipe and Bandaged Ear), một số tranh tĩnh vật và họa phẩm “Ru Em” (La Berceuse). Sau đó vài tuần lễ, người ta lại thấy ở Van Gogh các dấu hiệu của bệnh tâm thần khá nặng, khiến cho họa sĩ phải quay về điều trị tại bệnh viện.

Vào cuối tháng 4 năm 1889, Van Gogh yêu cầu được nghỉ ngơi tạm và chữa bệnh tại Saint-Rémy de Provence. Trong 12 tháng lưu ngụ tại nơi này, Van Gogh đã vẽ ra các họa phẩm như “Căn vườn của người ẩn náu” (Garden of the assylum), “Các cây trắc bá” (Cypresses), “Các cây ô-liu” (Olive Trees), các bức chân dung của một số bác sĩ. Trong thời gian sáng tạo này, 1889-1890, Van Gogh đã bộc lộ qua tác phẩm nỗi buồn và nỗi e sợ bị mất đi cách tiếp xúc với thực tại. Vì bị giới hạn trong phòng hay trong vườn của khu điều trị, nhà danh họa bị thiếu tự do trong việc lựa chọn đề tài, thiếu hẳn đi cảm hứng từ cách quan sát trực tiếp, và luôn luôn Van Gogh không đồng ý với cách vẽ từ trí nhớ. Chính tại Saint Rémy, các họa phẩm của Van Gogh không còn chứa đựng các màu sắc mãnh liệt như trước, các đường viền bao quanh đề tài không còn thô đậm và các hình thể mang hàm ý chạy vội tới người ngắm tranh hay lùi xa về phía chân trời. Trong thời gian này, 150 khung vải đã phủ đầy các nét đan thanh xuất sắc.

Van Gogh rời bệnh viện vào tháng 5 năm 1890 và đi về hướng tây bắc của thành phố Paris, tới ngôi làng Auvers-sur-Oise, nơi mà Daubigny và Pissaro đang sống và làm việc. Theo lời khuyên của Camille Pissaro, Van Gogh đã nhờ bác sĩ Paul Ferdinand Gachet trị bệnh. Bức họa “Bác Sĩ Gachet” của Van Gogh đã là một danh tác mới. Nhà danh họa cũng chọn một số đề tài để vẽ như các cánh đồng bắp và lúa mì, thung lũng có giòng sông, các mái nhà tranh của nông dân. Các họa phẩm trong thời kỳ này có các hình thể tự nhiên, không bị méo lệch như trước kia và ánh sáng của miền bắc nước Pháp đã làm cho sắc độ của họa phẩm tươi mới hơn nhưng vẫn đượm màu sám. Mọi vật trong tranh có vẻ như linh động hơn, sống dậy hơn. Thế nhưng, thời kỳ sáng tác này của Van Gogh đã không kéo dài được lâu. Nhà danh họa đã cãi lại bác sĩ Gachet,ø cảm thấy quá lệ thuộc vào người em trai Theo và không còn khả năng thành công nữa. Thế rồi vào đêm hôm 27 tháng 7 năm 1890, do quá tuyệt vọng, nhà danh họa Van Gogh đã dùng súng, tự sát. Người em Theo vào lúc này đã lập gia đình và có một con trai 6 tháng, cũng cảm thấy quá đau khổ, rồi qua đời 6 tháng sau, vào ngày 25-1-1891 vì bệnh sưng thận kinh niên.

Căn cứ vào các họa phẩm phần lớn sáng tác vào ba năm cuối của thời kỳ10 năm cầm cọ ngắn ngủi, Vincent Van Gogh được giới nghệ thuật coi là họa sĩ tài danh người Hòa Lan xếp hạng sau Rembrandt. Trong thời kỳ sinh sống tại Arles, Van Gogh đã vẽ các loại hoa, các cánh đồng chan hòa nắng ấm, còn tại Saint Rémy, các họa phẩm của ông trở nên dịu hơn, nhưng lại hàm chưá các đường nét táo bạo hơn. Khởi đầu bằng các màu sắc u tối, Van Gogh đã ghi lại các tĩnh vật, phong cảnh và chân dung của miền bắc, tới khi dọn xuống Arles thuộc miền nam, các họa phẩm lại tươi sáng, rực rỡ và khi trở về sống tại Auvers thì các bức họa mô tả miền bắc Aâu lại đượm màu sám và sắc độ tươi mới. Màu sắc và bút pháp trong các tranh của Van Gogh đã biểu hiện được các cảm xúc nội tâm, sâu kín, đã mang đầy đủ ý nghĩa diễn tả và đã gây được ảnh hưởng lớn lao trong việc phát triển ngành Hội Họa mới, đăïc biệt đối với các họa sĩ thuộc hai trường phái Dã Thú (Fauve Painters), và Biểu Hiện tại nước Đức (German Expressionists).

Trong lúc sinh thời, Van Gogh không được nhiều người biết đến. Nhà danh họa đã trưng bày tác phẩm nơi Phòng Triển Lãm các Nghệ Sĩ Độc Lập (Salon des Indépendants) tại Paris trong các năm 1888 và 1889, và tại Brussels năm 1890 nhưng đã không gây được sự chú ý nào của quần chúng. Và khi ông còn sống, chỉ có một bài báo đề cập tới nhà danh họa, nhưng qua đầu thế kỷ 20, cách biểu hiện tự tình (lyrical) các cảm xúc nội tâm trước sự vật, trước thiên nhiên của nhà danh họa đã là những đặc điểm, đã nói lên rằng vẻ đẹp và sự thật không chỉ ở trong con mắt mà ở trong tâm hồn và linh hồn, và nhà danh họa đã là người diễn tả ra bằng các màu sắc, các loại bút pháp đặc biệt. Ngày nay các viện bào tàng, các nhà sưu tập tranh đều tìm kiếm mua lại các họa phẩm của Van Gogh vì cách sáng tạo nghệ thuật này hàm chứa các kinh nghiệm cá nhân, các cảm xúc và tâm tư của tác giả. Và đặc biệt vào năm 1987, họa phẩm “Hoa Diên Vĩ ” (Irises) của nhà danh họa Van Gogh đã được bán đấu giá với giá biểu cao kỷ lục là 53.9 triệu Mỹ kim.
Ngày 15 tháng 5 1990 tại New Kork, , giám đốc danh dự hãng Daishowa Paper Manufacturing đã mua  bức ” Chân dung  bác sĩ Gachet” với giá 82,5 triệu dollars. Nhưng  ông không thưởng thức  được lâu, Ryoei Saito mất năm 1996.

Read Full Post »

Vincent van Gogh

Vincent van Gogh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Vincent Willem van Gogh

Chân dung tự họa (1887)
Sinh ngày: 30 tháng 3 năm 1853
tại Zundert, Hà Lan
Mất ngày: 29 tháng 7 năm 1890 (37 tuổi)
tại Auvers-sur-Oise, Pháp
Nghề nghiệp: Họa sĩ
Trường phái: Hậu Ấn tượng
Tác phẩm chính: Hoa hướng dương
Đêm đầy sao
Chân dung Bác sĩ Gachet
Hoa diên vĩ

Vincent Willem van Gogh (sinh ngày 30 tháng 3 năm 1853, mất ngày 29 tháng 7 năm 1890), thường được biết đến với tên Vincent van Gogh (là một danh hoạ Hà Lan thuộc trường phái hậu ấn tượng[1]. Nhiều bức tranh của ông nằm trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất, được yêu thích nhất và cũng đắt nhất trên thế giới. Van Gogh là nghệ sĩ tiên phong của trường phái biểu hiện và có ảnh hưởng rất lớn tới mỹ thuật hiện đại, đặc biệt là tới trường phái dã thú (Fauvism) và trường phái biểu hiện tại Đức.

Thời thanh niên, Van Gogh làm việc trong một công ty buôn bán tranh, sau đó là giáo viên và nhà truyền giáo tại một vùng mỏ nghèo. Ông thực sự trở thành họa sĩ từ năm 1880 khi đã 27 tuổi. Thoạt đầu, Van Gogh chỉ sử dụng các gam màu tối, chỉ đến khi được tiếp xúc với trường phái ấn tượng (Impressionism) và Tân ấn tượng (Neo-Impressionism) ở Paris, ông mới bắt đầu thay đổi phong cách vẽ của mình. Trong thời gian ở Arles miền Nam nước Pháp, Van Gogh kết hợp các màu sắc tươi sáng của hai chủ nghĩa này với phong cách vẽ của mình để tạo nên các bức tranh có phong cách rất riêng. Chỉ trong 10 năm cuối đời, họa sĩ đã sáng tác hơn 2000 tác phẩm, trong đó có khoảng 900 bức họa hoàn chỉnh và 1100 bức vẽ hoặc phác thảo. Phần lớn các tác phẩm nổi tiếng nhất của Van Gogh được sáng tác vào hai năm cuối đời, thời gian ông lâm vào khủng hoảng tinh thần tới mức tự cắt bên tai trái vì tình bạn tan vỡ với họa sĩ Paul Gauguin. Sau đó Van Gogh liên tục phải chịu đựng các cơn suy nhược thần kinh và cuối cùng ông đã tự kết liễu đời mình.

Người quan trọng nhất trong cuộc đời Van Gogh là em trai ông, Theo, người đã luôn lo lắng và hỗ trợ tài chính cho Van Gogh. Tình anh em giữa Vincent và Theo đã được ghi lại qua rất nhiều lá thư họ trao đổi kể từ tháng 8 năm 1872.

//<![CDATA[
if (window.showTocToggle) { var tocShowText = “xem”; var tocHideText = “giấu”; showTocToggle(); }
//]]>

Tiểu sử

Thời niên thiếu (1853-1869)

Vincent Willem, Anna Cornelia, Theo, Elisabetha Huberta, Willemina Jacoba và Cornelius Vincent

Đại gia đình nhà van Gogh
Hàng trên: Theodorus và Anna Cornelia van Gogh
Hàng dưới (từ trái qua): Vincent Willem, Anna Cornelia, Theo, Elisabetha Huberta, Willemina Jacoba và Cornelius Vincent

Vincent van Gogh sinh năm 1853 tại Groot-Zundert, một làng nhỏ gần thành phố Breda thuộc tỉnh Bắc Brabant phía Nam Hà Lan[2]. Ông là con trai của bà Anna Cornelia Carbentus và ông Theodorus van Gogh, một giáo sĩ của Giáo hội cải cách Hà Lan. Van Gogh được đặt tên giống với ông nội và người anh cả đã chết non trước đó một năm. Có ý kiến[3] cho rằng việc có tên trùng với tên người anh chết sớm đã có ảnh hưởng tâm lý sâu sắc tới người họa sĩ trẻ và những tác phẩm của ông, tiêu biểu là các bức chân dung hai người đàn ông. Thực ra thì việc sử dụng tên Vincent là phổ biến trong dòng họ Van Gogh, ông nội của họa sĩ cũng tên là Vincent van Gogh (17891874), một người tốt nghiệp khoa thần học tại Đại học Leiden và có sáu người con, trong đó ba người làm nghề buôn bán tranh, bao gồm một Vincent khác, người thường được nhắc đến trong các bức thư của Van Gogh như là “chú Cent”. Dòng họ Van Gogh vốn là một dòng họ chuyên hành nghề buôn bán tranh hoặc làm các công việc có liên quan đến nghệ thuật.

Khi Van Gogh lên bốn thì người em trai của ông, Theodorus (Theo) ra đời ngày 1 tháng 5 năm 1857. Ông còn có một người em trai khác là Cor và ba người em gái là Elizabeth, Anna và Wil. Khi còn bé, Van Gogh là một đứa trẻ trầm tính, ít nói và sâu sắc. Năm 1860 ông theo học ở trường làng Zundert đến năm 1861 thì bắt đầu học ở nhà cùng em gái Anna dưới sự hướng dẫn của một nữ gia sư. Năm 1864, Van Gogh lên Zevenbergen để vào học tại một trường nội trú, ông cảm thấy rất đau khổ vì phải xa gia đình và vẫn còn nhắc đến nỗi buồn này kể cả khi đã trưởng thành. Ngày 15 tháng 9 năm 1866, Van Gogh vào học tại trường Willem II College tại thành phố Tilburg, tại đây ông được học vẽ dưới sự hướng dẫn của Constantijn C. Huysmans, một họa sĩ đã có đôi chút thành công ở Paris. Tháng 3 năm 1868, Van Gogh bất ngờ bỏ học để quay về nhà. Về sau ông nhắc lại thời niên thiếu của mình như một giai đoạn u tối, lạnh lẽo và cằn cỗi[4].

Buôn bán tranh và truyền giáo (1869-1878 )

Vincent van Gogh năm 1876

Vincent van Gogh năm 1876

Tháng 7 năm 1869, ở tuổi 15, Van Gogh bắt đầu nghề buôn bán tranh tại công ty Goupil & CieDen Haag, đến tháng 6 năm 1873 ông được phái đến London. Trong thời gian ở thành phố này ông trọ tại số 87 đường Hackford, Brixton[5]. Đây là thời gian vui vẻ của Van Gogh khi ông thành công trong việc buôn bán và đã có thể kiếm nhiều tiền hơn cha mình dù mới ở tuổi 20, vợ của Theo sau này đã nhận xét rằng đây có lẽ là giai đoạn hạnh phúc nhất trong cuộc đời Vincent[6]. Ông còn có tình cảm với cô Eugénie Loyer, con gái của bà chủ nhà trọ[6] nhưng khi Van Gogh bày tỏ tình cảm với cô thì lại bị Eugénie từ chối với lí do cô đã hẹn hò với một người khác. Vincent van Gogh bắt đầu trở nên cô độc và sùng đạo.

Sau khi được bố và chú gửi đến Paris, Van Gogh bắt đầu biểu lộ sự không hài lòng với việc coi nghệ thuật chỉ là những món hàng và bộc lộ quan điểm của mình với khách hàng. Vì thế đến ngày 1 tháng 4 năm 1876, Van Gogh quyết định chấm dứt công việc buôn bán tranh.

Tình cảm tôn giáo của Van Gogh bắt đầu phát triển tới mức ông nghĩ rằng mình đã tìm được thiên hướng thực sự cho cuộc đời, ông trở lại Anh làm việc không công, đầu tiên là giáo viên thay thế tại một trường nội trú nhỏ nhìn ra cảng Ramsgate nơi ông đã thực hiện vài bức ký họa. Sau khi ngôi trường chuyển về Isleworth, Middlesex, Vincent cũng chuyển đi cùng nhưng rồi nhanh chóng bỏ nghề giáo viên để trở thành trợ tá cho một giáo sĩ của Phong trào Giám Lý với mục đích đưa sách phúc âm đến khắp nơi.

Vào Giáng sinh năm 1876, Van Gogh trở về nhà và làm việc cho một hiệu sách ở Dordrecht trong vòng sáu tháng, ông dành phần lớn thời gian để vẽ nguệch ngoạc hoặc dịch Kinh thánh sang tiếng Anh, tiếng Pháptiếng Đức[7]. Bạn cùng phòng của Vincent trong thời kỳ này là một giáo viên trẻ tên là Görlitz, ông này về sau đã nhận xét rằng Vincent ăn uống rất đạm bạc và thường thích ăn chay[8]. Trong một cố gắng giúp đỡ nguyện vọng trở thành mục sư của Van Gogh, gia đình ông gửi Van Gogh tới Amsterdam tháng 5 năm 1877. Tại thành phố này ông sống cùng người chú Jan van Gogh, một phó đô đốc hải quân[9], và học ôn để thi vào khoa Thần học dưới sự hướng dẫn của Johannes Stricker, một nhà thần học có tiếng tăm. Tuy vậy Vincent vẫn trượt kì thi đầu vào và ông rời khỏi nhà chú Jan tháng 7 năm 1878 để học một khóa ba tháng tại trường truyền giáo đạo Tin Lành (Vlaamsche Opleidingsschool) tại Laeken, gần Brussels.

Borinage và Brussels (1879-1880)

Ngôi nhà nơi Van Gogh sống trong thời gian ở Cuesmes năm 1880, tại nơi đây Van Gogh đã quyết định trở thành một họa sĩ

Ngôi nhà nơi Van Gogh sống trong thời gian ở Cuesmes năm 1880, tại nơi đây Van Gogh đã quyết định trở thành một họa sĩ

Tháng 1 năm 1879, Van Gogh được giao chức vụ người truyền giáo tạm thời tại một làng ở Petit Wasmes[10] thuộc vùng mỏ than Borinage của Bỉ với nhiệm vụ đem lại niềm tin tôn giáo cho những người có lẽ là bất hạnh và tuyệt vọng nhất châu Âu. Vincent đã lựa chọn cuộc sống giống như những con chiên của ông để chia sẻ sự khó khăn với họ, ông ngủ trên chiếc nệm rơm trong một túp lều nhỏ phía sau căn nhà của người làm bánh mỳ đã cho ông tá túc[6] tại Geel[11]. Cuối cùng Vincent phải trốn về Cuesmes nơi ông trọ trong gia đình người thợ mỏ Charles Decrucq[12] cho đến tháng 10. Càng ngày ông càng cảm thấy hứng thú với những con người bình thường và cảnh vật xung quanh mình và bắt đầu ghi lại những hình ảnh đó bằng những bức vẽ.

Năm 1880, theo đề nghị của người em trai Theo, Vincent bắt đầu theo nghiệp hội họa một cách nghiêm chỉnh. Mùa thu năm 1880, ông đến Bruxelles để theo học họa sĩ Hà Lan nổi tiếng Willem Roelofs, người đã thuyết phục Van Gogh thi vào Trường mỹ thuật Hoàng gia. Tại đó họa sĩ không chỉ được học về giải phẫu, mà còn biết thêm những quy tắc chuẩn trong việc dựng hình và phối cảnh.

Sự nghiệp

Etten (1881)

Tháng 4 năm 1881, Van Gogh tới sống tại vùng đồng quê cùng gia đình ở Etten và tiếp tục vẽ, ông thường lấy những người hàng xóm làm mẫu cho mình. Trong suốt mùa hè, họa sĩ dành phần lớn thời gian đi dạo và nói chuyện với người chị họ Kee Vos-Stricker và Johannes Stricker[9]. Kee hơn Vincent bảy tuổi và đã có một đứa con trai tám tuổi, tuy vậy ông vẫn tìm cách cầu hôn và bị từ chối thẳng thừng: “Không, không bao giờ, không bao giờ” (tiếng Hà Lan: niet, nooit, nimmer)[13]. Cuối năm 1881 ông đến Amsterdam để xin gặp Kee nhưng một lần nữa bị từ chối[14]. Trong tuyệt vọng, người họa sĩ đã giơ bàn tay trái hơ lên ngọn lửa đèn và nói: “Hãy cho tôi nhìn thấy cô ấy chỉ trong thời gian tôi có thể để tay trên ngọn lửa này”[14]. Bố của Van Gogh và cả Stricker phản đối quyết liệt ý định cưới Kee của ông và quyết định cắt trợ giúp tài chính. Đến Giáng sinh thì họa sĩ quyết định rời nhà đi Den Haag[15].

Drenthe và Den Haag (1881–1883)

Nhìn từ ban công ở Den Haag, màu nước

Nhìn từ ban công ở Den Haag, màu nước

Tháng 1 năm 1882, Van Gogh đến Den Haag và sống với người họ hàng Anton Mauve, một họa sĩ và cũng là người khuyến khích Vincent tiếp tục nghề vẽ. Tuy vậy quan hệ của hai người nhanh chóng trở nên lạnh nhạt, có lẽ vì Mauve phát hiện ra việc Vincent đi lại như vợ chồng với một cô gái điếm nghiện rượu tên là Clasina Maria Hoornik (thường được biết đến với tên Sien)[7]. Sien đã có một đứa con gái 5 tuổi và cô ta cũng đang mang thai trong lúc làm quen với Vincent. Ngày 2 tháng 7, Sien sinh thêm một bé trai lấy tên là Willem. Khi cha của Van Gogh phát hiện ra mối quan hệ này, ông đã liên tục gây sức ép buộc con mình phải bỏ cô gái điếm và hai con của cô ta. Tuy vậy họa sĩ vẫn tiếp tục sống với Sien.

Một người chú khác của Van Gogh là Cornelis, cũng là một nhà buôn tranh, đã đặt hàng họa sĩ 20 bức vẽ mực về Den Haag, chúng được hoàn thành vào cuối tháng 5[16]. Tháng 6 năm 1883, Van Gogh phải nằm viện ba tuần vì mắc bệnh lậu[17]. Đến mùa hè, họa sĩ bắt đầu sáng tác bằng sơn dầu.

Mùa thu năm 1883, sau một năm chung sống với Sien, Van Gogh bỏ cô và hai đứa trẻ. Có thể vì thiếu tiền nên Sien buộc phải quay trở lại nghề mãi dâm, cuộc sống của hai người trở nên ít hạnh phúc hơn và Vincent cảm thấy nó không thể phù hợp cho sự phát triển về mặt nghệ thuật của mình. Sau khi ông bỏ đi, Sien trao đứa con gái cho mẹ cô, còn cậu bé Willem được gửi cho anh trai Sien, còn bản thân cô rời đến Delft và sau đó là Antwerp[6]. Sau này, Willem còn nhớ được rằng trong lần cậu được thăm mẹ ở Rotterdam năm lên 12 tuổi, khi bác của cậu cố khuyên Sien lấy chồng để Willem có cha, mẹ cậu đã trả lời rằng: “Nhưng em biết cha của nó là ai. Cha của nó là một họa sĩ em từng chung sống cách đây gần 20 năm ở Den Haag. Tên anh ấy là Van Gogh[6]. Năm 1904 Sien gieo mình xuống sông Scheldt tự vẫn[6].

Sau khi rời Den Haag, Van Gogh chuyển tới tỉnh Drenthe ở phía Bắc Hà Lan, ông sống một mình ở đây đến tháng 12 thì chuyển về sống với bố mẹ lúc này đang ở Nuenen, Bắc Brabant.

Nuenen (1883–1885)

Tại Nuenen, Van Gogh tập trung hết sức lực vào việc sáng tác. Mùa thu năm 1884, con một người hàng xóm của họa sĩ là Margot Begemann, một cô gái hơn Vincent tới 10 tuổi, đã phải lòng ông và Vincent cũng đáp lại tình cảm này. Hai người đã hứa hôn với nhau nhưng chịu sự phản đối của cả hai gia đình. Sau đó Margot cố tự tử bằng strychnine và Van Gogh phải vội đưa cô đến bệnh viện[6].

Ngày 26 tháng 3 năm 1885, cha của Van Gogh qua đời sau một cơn đột quỵ, cái chết này đã gây ra nỗi buồn sâu sắc trong lòng họa sĩ. Cùng lúc đó, giới nghệ thuật ở Paris lần đầu tiên đã quan tâm tới các tác phẩm của Van Gogh, và chính họa sĩ trong mùa xuân năm 1885 đã hoàn thành tác phẩm được coi là sáng tác chính đầu tay của ông, bức Những người ăn khoai (tiếng Hà Lan: De Aardappeleters). Tháng 8 cùng năm, các tác phẩm của Van Gogh lần đầu tiên được triển lãm tại Den Haag. Tháng 9, họa sĩ bị buộc tội đã làm một trong những mẫu của mình có thai, và mặc dù về sau người này đã thừa nhận cha của đứa trẻ không phải là Van Gogh[6] nhưng vị giáo sĩ của làng đã cấm dân làng không được tiếp tục làm mẫu cho Van Gogh.

Trong thời gian ở Nuenen, màu sắc ưa thích của Van Gogh là các tông màu đất, đặc biệt là màu nâu tối, ông không cho thấy sự phát triển cách dùng màu tươi sáng, phong cách xuất hiện ở các tác phẩm xuất sắc nhất của ông sau này. Khi Vincent phàn nàn với Theo khi cho rằng em trai đã không làm hết sức để có thể bán tranh của mình ở Paris, Theo đã trả lời rằng các tác phẩm của Van Gogh quá u tối và nằm ngoài phong cách phổ biến thời đó là các bức họa tươi vui của các họa sĩ theo trường phái Ấn tượng. Làm việc hai năm ở Nueen, họa sĩ đã sáng tác rất nhiều bức vẽ và màu nước, ngoài ra còn có gần 200 bức họa hoàn chỉnh.

Antwerp (1885–1886)

Tháng 11 năm 1885 Van Gogh chuyển tới Antwerp và thuê một căn buồng nhỏ phía trên một cửa hiệu bán tranh ở phố Rue des Images[7]. Họa sĩ có rất ít tiền và ăn uống đạm bạc, ông dành phần lớn số tiền Theo gửi cho để mua vật liệu sáng tác và trả tiền cho người mẫu. Bánh mỳ, cà phê và thuốc lá là những thứ Vincent dùng thường xuyên nhất. Tháng 2 năm 1886, Van Gogh viết thư cho Theo kể lại chuyện ông nhớ mình được ăn thịt nóng lần cuối là từ tháng 5 năm trước đó và hàm răng của họa sĩ bắt đầu yếu dần gây ra nhiều đau đớn[7].

Ngoài thời gian sáng tác, Van Gogh nghiên cứu thêm về lý thuyết màu sắc và đi chiêm ngưỡng các tác phẩm tại bảo tàng thành phố, đặc biệt là các bức tranh của Peter Paul Rubens, những tác phẩm đã khích lệ họa sĩ trong việc dùng các màu sắc tươi sáng hơn như màu son, màu xanh cô ban và màu xanh lục. Ông cũng mua một số bức tranh khắc gỗ của Nhật Bản (Ukiyo-e) và sử dụng nó làm nền cho một số tác phẩm của mình[18]. Trong thời gian này ông cũng bắt đầu nghiện rượu absinthe[7] và còn phải chữa bệnh (rất có thể là giang mai[19][6]) dưới sự điều trị của bác sĩ Cavenaile.

Tháng 1 năm 1886, Van Gogh trúng tuyển vào Trường Mỹ thuật Antwerp (Ecole des Beaux-Arts d’Antwerp). Trong phần lớn tháng 2 họa sĩ bị ốm, phần lớn là do lao lực, ăn uống kém và hút quá nhiều thuốc.

Paris (1886–1888)

Số 54 phố Rue Lepic, Paris

Số 54 phố Rue Lepic, Paris

Tháng 3 năm 1886, họa sĩ chuyển tới Paris để học tại xưởng vẽ của Fernand Cormon. Ban đầu ông và Theo ở tại đường Rue Laval trong khu đồi Montmartre. Đến tháng 6 thì hai anh em chuyển về một căn hộ rộng hơn ở số 54 phố Rue Lepic, nằm ở phía trên đồi. Vì thời gian này hai anh em ở gần nhau, các bức thư liên lạc giữa hai người không còn và người ta không biết rõ những hoạt động của họa sĩ trong thời gian ông ở Paris.

Vincent làm việc vài tháng trong xưởng vẽ của Cormon nơi ông thường tiếp xúc với họa sĩ người Úc John Peter Russell cũng như hai họa sĩ người Pháp là Émile Bernard và đặc biệt là Henri de Toulouse-Lautrec.

Trong thời gian này ở Paris, không khó để chiêm ngưỡng và nghiên cứu tác phẩm của các họa sĩ theo trường phái Ấn tượng. Ví dụ năm 1886, hai triển lãm lớn của các họa sĩ tiên phong trong trường phái này đã được tổ chức ở thủ đô nước Pháp, đó là Triển lãm lần thứ 8 và cuối cùng của các họa sĩ Ấn tượng và Triển lãm của các họa sĩ độc lập (Artistes Indépendants). Trong hai cuộc trưng bày này, lần đầu tiên chủ nghĩa Tân ấn tượng (Neo-Impressionism) ra mắt công chúng với các bức tranh của Georges SeuratPaul Signac. Bản thân Theo van Gogh cũng buôn bán rất nhiều bức tranh thuộc trường phái Ấn tượng của các họa sĩ nổi danh như Claude Monet, Alfred Sisley, Edgar DegasCamille Pissarro, tuy vậy Vincent rõ ràng là gặp khó khăn trong việc nắm bắt tinh thần của các tác phẩm đang được ưa chuộng này. Bắt đầu có những mâu thuẫn giữa hai anh em và đến cuối năm 1886 thì hai người bắt đầu sống riêng nhưng rồi lại nhanh chóng làm lành vào mùa xuân năm 1887.

Sau đó Van Gogh đến Asnières và làm quen với Paul Signac. Tại đây Vincent cùng người bạn của ông là Emile Bernard đã thử nghiệm một số bức tranh theo trường phái Điểm họa (“pointillé”).

Tháng 11 năm 1887, Theo và Vincent đã gặp và kết bạn với họa sĩ Paul Gauguin, người vừa mới quay lại Paris sau thời gian sống ở nước ngoài[20]. Cuối năm này, Van Gogh đã tổ chức một buổi triển lãm chung với Bernard, Anquetin và Toulouse-Lautrec ở nhà hàng Restaurant du Chalet trên đồi Montmartre. Tại buổi triển lãm này, Bernard và Anquetin đã bán được các tác phẩm đầu tiên, còn Vincent thì trao đổi được tác phẩm với Gauguin, người ngay sau đó đã rời đi Pont-Aven.

Tháng 2 năm 1888, cuối cùng Van Gogh cũng cảm thấy chán ngán cuộc sống ở Paris, ông rời Kinh đô Ánh sáng sau khi đã hoàn thành hơn 200 bức họa trong 2 năm ở đây. Chỉ vài giờ trước khi rời thành phố, ông cùng Theo đã có chuyến thăm lần đầu tiên và cũng là duy nhất đến nhà của họa sĩ Seurat[21].

Arles (tháng 2 năm 1888–tháng 5 năm 1889)

Ngày 21 tháng 2 năm 1888, Van Gogh đến Arles. Trong hai tháng, ông làm việc cùng họa sĩ người Đan Mạch Christian Mourier-Petersen. Ngày 1 tháng 5, họa sĩ ký hợp đồng thuê một căn hộ bốn buồng với giá 15 franc một tháng nằm bên phải của Nhà Vàng tại số 2 Quảng trường Lamartine. Tháng 6, Van Gogh đi thăm thị trấn ven biển Saintes-Maries-de-la-Mer. Tại đây ông nhận dạy vẽ cho một sĩ quan tên là Paul-Eugène Milliet, người sau đó cũng trở thành bạn của họa sĩ. Từ tháng 8, ông bắt đầu sáng tác về đề tài hoa hướng dương.

Ngày 23 tháng 10, Gauguin đến Arles theo lời mời của Van Gogh. Trong suốt tháng 11 hai họa sĩ làm việc cùng nhau, cũng trong tháng này Van Gogh đã sáng tác bức tranh nổi tiếng Cánh đồng nho đỏ. Tháng 12 cả hai họa sĩ đi thăm Montpellier và chiêm ngưỡng các tác phẩm của CourbetDelacroix trong bảo tàng Museé Fabre. Tuy nhiên sau đó tình bạn của hai người trở nên xấu đi vì những xung đột về nghệ thuật. Van Gogh sợ rằng Gauguin sẽ rời bỏ ông, căng thẳng lên đến đỉnh điểm vào ngày 23 tháng 12 năm 1888 khi Vincent đuổi theo Gauguin với một lưỡi dao cạo trong tay và sau đó lại tự cắt phần dưới tai trái của chính mình, gói nó vào một tờ báo, đưa cho cô gái điếm Rachel ở nhà thổ trong vùng và yêu cầu cô này giữ cẩn thận. Cuối cùng thì Gauguin vẫn rời Arles và không bao giờ gặp lại Van Gogh một lần nữa. Vincent phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch, ông ngay lập tức được Theo đến thăm nom. Tháng 1 năm 1889, Van Gogh trở lại “Nhà Vàng” nhưng liên tục phải đến bệnh viện vì gặp ảo giác, ông còn mắc chứng hoang tưởng khi nghĩ mình bị đầu độc. Đến tháng 3, sau khi nhận được yêu cầu từ những người hàng xóm, cảnh sát đã quyết định đóng cửa ngôi nhà của Van Gogh. Đến tháng 4 thì ông dọn về căn phòng của bác sĩ Rey sau khi những trận lụt làm hư hại các tác phẩm của ông.

Saint-Rémy (tháng 5 năm 1889–tháng 5 năm 1890)

Đêm đầy sao, tháng 6 năm 1889

Đêm đầy sao, tháng 6 năm 1889

Ngày 8 tháng 5 năm 1889 Van Gogh phải nhập viện tại bệnh viện tâm thần Saint-Paul-de-Mausole nằm trong một tu viện cũ ở Saint Rémy de Provence không xa Arles. Tu viện nằm cách biệt với thị trấn và ở giữa những cánh đồng ngô, nhoô liu. Theo van Gogh sắp xếp cho anh trai có hai buồng nhỏ trong bệnh viện, một buồng giành riêng làm xưởng vẽ. Trong thời gian chữa trị tại đây, phòng khám và khu vườn của bệnh viện đã trở thành những đề tài chính của họa sĩ. Một số tác phẩm của Van Gogh trong thời kỳ này có đặc trưng là các xoáy ốc, tiêu biểu là bức tranh nổi tiếng Đêm đầy sao. Trong tháng 9, họa sĩ thực hiện hai phiên bản mới của bức Phòng ngủ ở Arles và đến tháng 2 năm 1890 thì ông vẽ bốn bức chân dung có tên L’Arlésienne (Người Arles, chỉ bà Ginoux), dựa trên những phác thảo bằng chì than của Gauguin.

Tháng 1 năm 1890, tác phẩm của Van Gogh được Albert Aurier ca ngợi tại trên tạp chí Mercure de France, nhà phê bình này đã gọi Vincent là một thiên tài. Trong tháng 2, Van Gogh được nhóm Les XX, một tập hợp các họa sĩ tiên phong ở Brussels, mời tham gia triển lãm tranh thường niên của nhóm. Sau đó, khi tranh của Van Gogh được trưng bày trong triển lãm của nhóm Nghệ sĩ Độc lập (Les Artistes Indépendants) ở Paris, Monet đã nhận xét rằng tác phẩm của Vincent là tuyệt vời nhất trong cả triển lãm[22].

Auvers-sur-Oise (tháng 5 đến tháng 7 năm 1890)

Vincent van Gogh, tranh phấn màu của Toulouse-Lautrec, 1887

Vincent van Gogh, tranh phấn màu của Toulouse-Lautrec, 1887

Tháng 5 năm 1890, Van Gogh rời bệnh viện và đến trị liệu với bác sĩ Paul GachetAuvers-sur-Oise, nằm gần Paris, nơi ông có thể ở gần hơn với em trai Theo. Bác sĩ Gachet được Camille Pissarro giới thiệu cho anh em Van Gogh vì trước đó ông này đã từng chữa cho một số họa sĩ và bản thân cũng là một họa sĩ nghiệp dư. Ấn tượng đầu tiên của Vincent về Gachet là “ông ta trông còn ốm yếu hơn cả tôi”[23]. Sau đó Van Gogh đã vẽ hai bức chân dung bác sĩ bằng màu dầu, một bức khác khắc axit, cả ba bức đều miêu tả Gachet trong một tư thế u sầu. Trong tuần cuối ở Saint-Rémy, Van Gogh lại nhớ lại những kỷ niệm ở phương Bắc[24] và một số trong khoảng 70 bức tranh ông vẽ trong 70 ngày ở Auvers-sur-Oise, như bức Nhà thờ ở Auvers đã gợi đến những phong cảnh ở phương Bắc.

Tình trạng bệnh lý của Van Gogh ngày càng trầm trọng, ngày 27 tháng 7 năm 1890, ở tuổi 37, người họa sĩ đã bước ra cánh đồng và tự bắn vào ngực bằng một khẩu súng lục. Không nhận ra rằng mình đã bị thương nặng, Vincent quay trở lại hoàn thành bức tranh Chân dung Adeline Ravoux. Hai ngày sau ông qua đời trên giường ngủ, câu cuối cùng mà Theo nghe được từ miệng anh trai mình là:

La tristesse durera toujours” – “Nỗi buồn sẽ kéo dài mãi mãi”

Vincent được chôn tại nghĩa trang của vùng Auvers-sur-Oise[25]. Không lâu sau cái chết của anh trai, Theo cũng nhập viện, ông mất ngày 25 tháng 1 năm 1891 tại Utrecht, chỉ 6 tháng sau cái chết của Vincent. Năm 1914, Theo được cải táng về bên cạnh người anh trai yêu quý của ông.

Quá trình sáng tác

Tĩnh v�t với absinthe, 1887

Tĩnh vật với absinthe, 1887

Van Gogh bắt đầu vẽ các bức màu nước từ khi còn đi học, tuy vậy rất ít tác phẩm thời kì này còn được lưu giữ đến ngày nay. Khi thực sự bắt đầu làm họa sĩ (năm 1880), Van Gogh đi lại từ bước cơ bản, đó là chép bức tranh “Cours de dessin”. Trong suốt hai năm đầu họa sĩ phải đi tìm đơn đặt hàng cho mình, mãi đến mùa xuân năm 1882, người chú Cornelis Marinus của Van Gogh mới đề nghị ông vẽ các bức tranh về Den Haag để bán trong phòng tranh ở Amsterdam. Mặc dù công việc không được như Cornelis mong muốn, Van Gogh vẫn được đặt hàng thêm và một lần nữa làm thất vọng chú của mình.

Dù sao thì Van Gogh vẫn tiếp tục nghề họa sĩ, ông cải thiện việc chiếu sáng cho xưởng vẽ và thử nghiệm với các chất liệu vẽ khác nhau. Sau hơn một năm lao động miệt mài chỉ với những bức tranh “trắng và đen”, cuối cùng người ta cũng công nhận khả năng của Vincent ở thể loại này. Mùa xuân năm 1883, Van Gogh bắt đầu thực hiện các bức tranh phức tạp hơn, ngay khi Theo nhận xét rằng các tác phẩm đó thiếu sự sinh động và tươi mới, Vincent đã tiêu hủy chúng và tập trung vào sơn dầu. Cũng thời gian này, Vincent đến tham khảo các họa sĩ thuộc Trường phái Den Haag như WeissenbruchBlommers, ông nhận được những lời khuyên về mặt kĩ thuật để sau đó khi đến Nuenen, Van Gogh đã có thể thực hiện các bức vẽ khổ lớn. Đa số các tác phẩm này đã bị chính họa sĩ tiêu hủy, bức Những người ăn khoai nổi tiếng là một trong số rất ít các tác phẩm còn xót lại của thời kì này. Sau chuyến thăm Bảo tàng Rijksmuseum ở Amsterdam, Vincent nhận ra rằng những thiếu sót trong các tác phẩm của ông là do sự thiếu kinh nghiệm trong kĩ thuật vẽ, họa sĩ đã đến Antwerp và sau đó là Paris để trau dồi thêm kĩ năng này.

Sau khi học hỏi được kĩ thuật và kinh nghiệm từ những họa sĩ theo trường phái Ấn tượngTân ấn tượng, Van Gogh tới Arles để phát triển các tác phẩm theo hướng này. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, những ý tưởng cũ về nghệ thuật và tác phẩm lại xuất hiện trong đầu họa sĩ. Đó là ý tưởng về việc thực hiện những loạt tác phẩm về các chủ đề có liên quan hoặc tương phản nhau để phản ánh suy nghĩ của người sáng tác.

Hồ sơ bệnh tật

Mộ của Vincent và Theo van Gogh tại nghĩa trang Auvers-sur-Oise

Mộ của Vincent và Theo van Gogh tại nghĩa trang Auvers-sur-Oise

Van Gogh thường xuyên gặp phải các vấn đề về thần kinh, đặc biệt trong những năm cuối đời. Đã có rất nhiều cuộc tranh luận nổ ra trong việc tìm nguyên nhân thực sự cho chứng bệnh thần kinh của họa sĩ và tác động của nó lên các tác phẩm của ông. Người ta đã đưa ra khoảng 30 chẩn đoán khác nhau cho triệu chứng bệnh của Van Gogh[26], trong đó phải kể tới chứng tâm thần phân liệt, rối loạn chức năng, giang mai, ngộ độc màu vẽ, động kinh và rối loạn chuyển hóa porphyrine cấp tính. Bất kì chứng bệnh nào trong số trên cũng có thể là thủ phạm dẫn tới sự suy nhược thần kinh của họa sĩ, tình trạng của ông còn bị làm trầm trọng thêm do ăn uống thiếu chất, lao lực, mất ngủ và nghiện rượu, nhất là rượu absinthe.

Cũng có nhiều giả thuyết y học được đưa ra để giải thích việc Van Gogh ưa dùng màu vàng trong các bức tranh của ông. Một giả thuyết cho rằng việc này có thể xuất phát từ chứng nghiện absinthe của Van Gogh, trong loại rượu này có chứa một loại neurotoxin tên là thujone. Việc hấp thụ thujone với liều cao có thể dẫn tới chứng thấy sắc vàng (xanthopsia). Tuy nhiên, một công trình nghiên cứu năm 1991 đã chỉ ra rằng những người nghiện absinthe sẽ phải trở nên gần như vô thức nếu hấp thụ đủ lượng thujone gây chứng thấy sắc vàng. Cũng có giả thuyết cho rằng bác sĩ Gachet có thể đã kê đơn cho Van Gogh dùng mao địa hoàng (digitalis) để chữa chứng động kinh của ông. Việc này được suy đoán từ những bức chân dung bác sĩ Gachet của Van Gogh, bên cạnh người mẫu thường có vài cây hoa mao địa hoàng. Người dùng mao địa hoàng với liều lớn có thể dẫn tới triệu chứng quan sát thấy những điểm màu vàng có quầng xung quanh (giống như trong bức Đêm đầy sao)[27].

Người ta còn đưa ra một giả thuyết cho thể trạng yếu của họa sĩ, đó là do ngộ độc chì. Các màu vẽ mà Van Gogh thường dùng đều có gốc chì, và một trong các triệu chứng của nhiễm độc chì đó là căng võng mạc dẫn tới thường xuyên nhìn thấy các quầng sáng, một đặc điểm thường thấy trong các tác phẩm cuối đời của họa sĩ[28].

Di sản và đánh giá

Chân dung Bác sĩ Gachet, từng được bán với giá 82,5 triệu USD

Chân dung Bác sĩ Gachet, từng được bán với giá 82,5 triệu USD

Van Gogh chết trong cảnh nghèo túng và chỉ mới có một chút danh tiếng trong giới nghệ thuật châu Âu. Tuy vậy các sáng tác của ông về sau đã có ảnh hưởng sâu sắc đến các họa sĩ sau này, đặc biệt là các họa sĩ thuộc trường phái Dã thú (Fauvism) như Henri Matisse và các họa sĩ thuộc trường phải Biểu hiện Đức thuộc nhóm Die Brücke. Chủ nghĩa Biểu hiện trừu tượng trong nghệ thuật thập niên 1950 cũng bắt nguồn từ việc phát triển các ý tưởng sáng tác của Van Gogh.

Năm 2004, trong Danh sách những người Hà Lan vĩ đại nhất trong lịch sử (De Grootste Nederlander) do đài KRO tổ chức, Vincent van Gogh được xếp thứ 10 và là nghệ sĩ có thứ hạng cao thứ 2 trong danh sách (sau họa sĩ Rembrandt xếp thứ 9)[29].

[sửa] Các họa phẩm đắt giá

Sau khi mất, tranh của Van Gogh rất được các bảo tàng nghệ thuật và nhà sưu tầm cá nhân ưa thích, đặc biệt là trong thập niên 19801990. Khi đó tác phẩm của Van Gogh liên tục phá kỉ lục thế giới về giá bán, có thể kể tới các bức[30]:

Tên tác phẩm Thời gian
sáng tác
Năm
bán
Giá gốc
(triệu USD)
Giá quy đổi[31]
(triệu USD)
Chân dung Bác sĩ Gachet
(Portrait du Dr. Gachet)
1890 1990 82,5 129,7
Hoa diên vĩ
(Iris)
1898 1987 53,9 97,5
Chân dung tự họa
(Portrait de l’artiste sans barbe)
1889 1993 71,5 90,1
Cánh đồng lúa mỳ và cây trắc bá
(Champ de blé avec cyprès)
1889 1993 57 81,1
Hoa hướng dương
(Les Tournesols)
1888 1987 39,7 71,8
Chân dung một phụ nữ trước cánh đồng lúa mì
(Portrait de jeune paysanne assise devant un champ de blé)
1890 1997 47,5 60,8

Van Gogh trong văn hóa đương đại

Tác phẩm

Tham khảo

  1. ^ Rewald, John. Post-Impressionism: From van Gogh to Gauguin, revised edition, Secker & Warburg 1978, ISBN 0-436-41151-2
  2. ^ Tiểu sử Van Gogh
  3. ^ Albert J. Lubin, Stranger on the earth: A psychological biography of Vincent van Gogh,, Holt, Rinehart, and Winston, 1972. ISBN 0-03-091352-7. tr.84
  4. ^ Thư số 347 của Vincent van Gogh gửi Theo van Gogh, Webexhibits.org
  5. ^ Vauxhall Society
  6. ^ a b c d e f g h i Ken Wilkie, The Van Gogh Assignment, Paddington Press, 1978; republished: The Van Gogh File. A Journey of Discovery, Souvenir Press, 1990, ISBN 0-285-62965-4
  7. ^ a b c d e Philip Callow, Vincent Van Gogh: A Life, Ivan R. Dee, 1990, ISBN 1-56663-134-3
  8. ^ Thư của Vincent van Gogh gửi M. J. Brusse
  9. ^ a b Kathleen Powers Erickson, At Eternity’s Gate: The Spiritual Vision of Vincent van Gogh, 1998, ISBN 0-8028-4978-4
  10. ^ Thư số 129132 của Vincent van Gogh gửi Theo van Gogh, Webexhibits.org
  11. ^ Jan Hulsker, The Borinage Episode and the Misrepresentation of Vincent van Gogh,, Van Gogh Symposium, 1990
  12. ^ Thư số 134 của Vincent van Gogh gửi Theo van Gogh, Webexhibits.org
  13. ^ Thư số 153 của Vincent van Gogh gửi Theo van Gogh, Webexhibits.org
  14. ^ a b Thư số 193 của Vincent van Gogh gửi Theo van Gogh, Webexhibits.org
  15. ^ Thư số 166 của Vincent van Gogh gửi Theo van Gogh, Webexhibits.org
  16. ^ Thư số 203 của Vincent van Gogh gửi Theo van Gogh, Webexhibits.org
  17. ^ Thư số 206 của Vincent van Gogh gửi Theo van Gogh, Webexhibits.org
  18. ^ A.M. Hammacher, Vincent van Gogh: Genius and Disaster, Harry N. Abrams, Incorporated, New York, 1985, ISBN 0-8109-8067-3
  19. ^ M. E. Tralbaut, Vincent van Gogh, New York, The Alpine Fine Arts Collection, 1981
  20. ^ D. Druick & P. Zegers, Van Gogh and Gauguin: The Studio of the South, Thames & Hudson, 2001
  21. ^ Thư số 510 của Vincent van Gogh gửi Theo van Gogh, Webexhibits.org
  22. ^ John Rewald, Post-Impressionism, revised edition: Secker & Warburg, London England. 1978
  23. ^ Thư số 648 của Vincent van Gogh gửi Theo van Gogh, Webexhibits.org
  24. ^ Thư số 629 của Vincent van Gogh gửi Theo van Gogh, Webexhibits.org
  25. ^ Tiểu sử Van Gogh trên Sparknotes.com
  26. ^ Dietrich Blumer, “Những căn bệnh của Vincent van Gogh” American Journal of Psychiatry, 2002
  27. ^ Paul Wolf, Creativity and chronic disease Vincent van Gogh (1853-1890), Western Journal of Medicine, vol. 175, iss. 5, pa. 348, November 2001 [1]
  28. ^ Ross King. The Judgment of Paris: The Revolutionary Decade that Gave the World Impressionism, New York: Waller & Company, 2006 ISBN 0-8027-1466-8
  29. ^ Trang web chính thức của De Grootste Nederlander
  30. ^ Các họa phẩm đắt giá nhất thế giới, Productionmyarts.com (tiếng Pháp)
  31. ^ Có tính đến lạm phát, quy đổi theo Minneapolisfed.org

Liên kết ngoài

Wikiquote sưu tập danh ngôn về:

Read Full Post »

3:55, 25/05/2008

Nguyễn Ngọc Thuần được nhắc đến như một nhà văn trẻ có thành tựu thực sự, và thành tựu đó lại được bắt đầu từ văn học thiếu nhi. Cuốn sách “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của anh vừa được trao giải Peter Pan tại Thụy Điển.

Dẫu vậy, với Thuần, giải thưởng không phải là điều lớn lao nhất khi anh bước vào văn chương. Sống chậm rãi giữa thành phố náo nhiệt, Nguyễn Ngọc Thuần nhìn mọi vấn đề tỉnh táo và nghiêm túc hơn nhiều bạn viết cùng thời…

Đã lâu rồi, anh không xuất bản sách mới. Đó là thời gian anh tự nghiệm hay là thời gian thay đổi trong sáng tác của anh?

Tự dưng tôi mất dần cái thú in sách, chỉ viết cốt để đăng báo. Và cũng chỉ viết lúc nào cảm thấy thật sự vui. Trong thời gian qua, có một cái gì đó hoàn toàn thay đổi về quan niệm của tôi. Nó là cái gì, tôi không biết, nhưng chắc chắn nó sẽ thay đổi mọi trật tự trong tôi nếu tôi xuất bản một cuốn sách mới.

Anh đang viết về cái gì vậy? Một tác phẩm đẹp và trong veo của “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, “Một thiên nằm mộng”?

Tôi đang viết một cuốn dành riêng cho những người “đã từng không quá câu nệ sự thật”, nhưng không biết có xong nổi hay không. Có quá nhiều thay đổi từ lúc bắt đầu, và tới giờ vẫn cứ tiếp tục thay đổi.

Nhân nói tới “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, nó mới đoạt giải thưởng Peter Pan của Thụy Điển. Có ý kiến cho rằng, đây chỉ là một may mắn dành cho người mới đến từ một nền văn học còn mới lạ với châu Âu. Anh có cảm thấy tự ái về điều này?

Điều đó càng đáng mừng. Để tạo nên một cái gì “mới với châu Âu” sẽ vô cùng khó khăn hơn là tạo nên một cái gì “giống châu Âu”. Nếu ai đó không tin văn học Việt Nam có thể đoạt được một giải thưởng của nước ngoài nào thì đó là do bản thân họ có quá nhiều mặc cảm.

Trong lịch sử của giải Peter Pan, các nước có các tác giả được trao giải là Pháp, Mỹ, Nga, Ireland, Phần Lan, Canada, và Trung Quốc. Không thể xem những nước trên là xa lạ với châu Âu được. Nhưng cũng đừng vì những điều đó mà quá đặt nặng. Giải thưởng không thể thay đổi cuốn sách của bạn, bởi vì cuốn sách bao giờ cũng có trước, trước khi giải thưởng được trao cho bạn. Nói cách khác, giải thưởng chỉ làm mỗi việc xác định lại tư tưởng của bạn mà thôi.

Anh, với những gì xuất hiện trước bạn đọc, là cây bút điềm tĩnh, có cách viết trong trẻo, nên đôi khi được hình dung như một nhà văn viết truyện cho… thiếu nhi. Với riêng tôi, thì tất nhiên anh không chỉ viết cho lứa tuổi này. Nhưng anh có  thấy viết cho thiếu nhi ở Việt Nam vừa cực nhọc, vừa dễ bị… bạc đãi bởi hệ thống phát hành không?

Điềm tĩnh chính là niềm tin của bạn. Bạn chỉ có thể hoặc điềm tĩnh, hoặc bấn loạn, không thể cùng một lúc cả hai. Văn chương là sự điềm tĩnh của tâm hồn. Bạn không thể vừa viết văn vừa hoang mang. Bạn phải tin chắc cái điều mình viết. Bạn chỉ thật sự là bạn khi không bị lay động. Bạn không thể phóng xe máy 200 km/h mà tâm trí vẫn thảnh thơi. Bạn sẽ bị bấn loạn ngay, bị chính tốc độ sai khiến bạn ngay.

Thực ra viết cho thiếu nhi bao giờ cũng được ưu ái hơn nhiều. Xin hãy tin tôi đi. Với trẻ con, con người luôn nương nhẹ ngay trong tiềm thức.

Với những người viết văn và biên tập văn chương, ở Nguyễn Ngọc Thuần có một nội lực khác, đó là viết về những vùng nhạy cảm trong đời sống, những cảm nhận về sự đổi thay trong vòng luân sinh của kiếp người. Ở đó, dường như anh đã không còn là Nguyễn Ngọc Thuần của sự trong veo nữa mà nhiều suy ngẫm, dằn vặt. Tại sao anh lại phân thân rõ rệt được như vậy?

Để một con người già đi về suy nghĩ cũng như hình dáng, đó không phải là công việc mà con người cần phải cố gắng, nó là chuỗi tự nhiên. Chỉ có nỗ lực làm trẻ lại của ông già mới khó, mới phải cố gắng, còn người trẻ thì luôn luôn có cơ may già đi, không việc gì phải cố cả. Một con người suy ngẫm và dằn vặt sẽ là một tai nạn hơn là niềm vui thú.

Tôi không bao giờ chủ đích trở thành như thế. Cũng không có chủ đích để trẻ lại. Chẳng qua, khi viết cho thiếu nhi thì không thể bằng tâm hồn của một ông già.

Anh gần như không thuộc về Sài Gòn mặc dù anh đã làm việc và sống ở thành phố này hơn 10 năm. Anh đã sống theo nhịp sống của mình chứ không chạy theo sự gấp gáp của thành phố này. Anh có cho rằng, đó là điều kiện cần thiết cho một nhà văn hôm nay?

Mỗi người có một nhịp điệu riêng về cuộc sống, một cách thở quân bình, cách đi, một cách nghiền ngẫm, cách tư duy, cách quan niệm thế nào là vừa phải. Ngay cả một chiếc xe máy bạn đi cũng mang màu sắc về cá nhân bạn, cách bạn nhìn nhận thế giới, cách bạn để tâm hồn mình rung động theo kiểu nào. Cho nên, dù có ở thành phố này 10 năm, hay nhiều hơn thế nữa thì tôi vẫn là tôi mà thôi, một cậu bé tĩnh lặng ở nông thôn, tôi không thể đi qua thành thị mà trở thành “huyên náo” được. Nhưng điều đó không hẳn là điều tốt duy nhất trên đời này.

Một tâm hồn huyên náo vẫn có thể hay, hay theo cái kiểu huyên náo của nó. Không có một cái gì đúng hoàn toàn. Cái hay là cái sai, nó phải sai một chút, nó phải có một khuyếm khuyết, một tì vết, nó phải không được hoàn thiện. Bởi cuộc sống chỉ có một. Chính cái sai mới làm cho cuộc sống này trở nên phong phú thêm.

Đọc và viết, anh có thấy cuộc sống của nhà văn Việt Nam khá quanh quẩn và tẻ nhạt? Và phần nào đó đáng thương, khi họ ảo tưởng về sức mạnh của những con chữ của mình trong thời đại mà người đọc sách có thể đếm được chắc chắn là con số 1.000 (có thể kém hơn, dựa vào số bản in) và số tiền họ kiếm được từ một cuốn tiểu thuyết chỉ bằng tháng lương công chức nhà nước?

Đúng là chữ nghĩa rất dễ gây cho người ta những ảo giác. Nhưng tôi tin nếu đúng là chữ nghĩa thì nó luôn luôn có một sức mạnh. Chữ nghĩa có thể phá hủy hoặc làm lành cuộc đời tôi. Tôi lớn lên từng ngày là nhờ một vài câu chữ của ai đó hơn là hệ thống giáo dục nhà trường. Cũng nhờ chữ nghĩa, tôi được người khác trân trọng hơn, so với tôi lúc tôi còn là một thằng bé buồn chán tự ý bỏ học vào năm lớp 10 và không làm gì khác.

Đã là nhà văn thì cuộc sống không thể sinh động như người mẫu được. Tẻ nhạt là cái chắc. Một người phải núp sau con chữ, một người phải nhô ra ngoài ánh sáng. Nhưng bạn sẽ được an ủi một điều rằng, nếu bạn không xinh đẹp như người mẫu X,Y thì con đường trở thành một nhà văn như tôi sẽ không hề bị khép lại như cái thế giới tươi đẹp kia. Đó không phải là một may mắn hay sao?

Xin cảm ơn anh!

Dương Bình Nguyên (thực hiện)

Nguồn: CAND

Read Full Post »

Nguồn: VnMedia

Mạc Can vừa xuất bản cuốn sách thứ 3 của ông “Những bầy mèo vô sinh”, một kỷ lục đáng nể trong làng văn, bởi vì ông mới bắt đầu được công nhận là nhà văn từ năm 2005, khi “Tấm ván phóng dao” ra đời. Với “ông hề già” này, mỗi khi ngồi viết văn, là ông có cảm giác mình đang được sống một cuộc đời khác trên trang giấy, một cuộc đời không có chữ “hẩm hiu”…

Không nói tiếng người

Đây là cuốn tiếu thuyết thứ 3 của Mạc Can, sau “Tấm ván phóng dao” và “Phóng viên mồ côi”, càng đọc, người ta càng thấy ngạc nhiên bởi không thể ngờ được trí tưởng tượng của ông lại bay bổng và huyền diệu đến thế. Tiểu thuyết là một câu chuyện viễn tưởng chỉ nói về chuyện bồ câu và lũ mèo hoang, hình ảnh con người gần như mờ nhạt, nhưng lại có thể khiến bất cứ ai cũng phải giật mình. Bởi thoát ra khỏi thế giới bồ câu biết nói tiếng người và những con mèo hoang được nhân bản vô tính biết chụp vi ảnh để tàn sát loài người, thì câu chuyện chính là hai mặt giữa thiện và ác; giữa bình yên vô lo và đầy rẫy những mưu mô toan tính. Mạc Can giống như một người nằm nấp đâu đó “nghe trộm” những gì đang diễn ra trong thế giới của bồ câu và mèo hoang để rồi “dịch” nó sang tiếng người.

Bồ câu biết nói, nhưng chỉ nói những từ tử tế, dễ nghe. Bồ câu không trêu chọc, không khinh khi, không nói tàn độc, không nói câu gì làm mất lòng ai. Bồ câu thật thà, không mâu thuẫn. Thế giới của bồ câu yên bình, trong veo và phẳng lặng. Nhưng cũng chính vì vậy mà thế giới đó bị bầy mèo vô tình xâm chiếm. “Lũ mèo lội qua sông đen ngòm” áp đảo và xé nát cái khoảng không yên bình.

Sau khi cuộc chiến chấm dứt, xóm Bồ Câu đã nằm dưới những cánh chim. Người ta đi tìm, chỉ thấy cái xóm yên bình trong veo này nằm “li ti tận chân mây”. Có khi, nó hiện lên trong sương sớm rồi lại biến mất khi trời đổ nắng. Cái xóm Bồ Câu – mong ước của con người về một thế giới yên bình mãi mãi, không có chiến tranh, tội ác và những mưu mô toan tính – chỉ là một thiên đường hư ảo nằm ở phía chân trời. Tuy chỉ dày 254 trang, nhưng đây là cuốn sách mà Mạc Can đã thầm lặng viết trong mấy năm vừa qua, xóa đi sửa lại nhiều lần. và gửi gắm khá nhiều trải nghiệm. Mở đầu bằng chuyện tình bồ câu của gia đình ông Chín rồi thêm rất nhiều “gia vị” được lồng ghép trong khung cảnh hiện thực huyền ảo, Mạc Can đã dẫn dắt bạn đọc đi từ mối quan hệ gần gũi giữa ông SuDa -người chạy xe ôm và ông Già Ba – nhà văn, nhà nghiên cứu về mèo và những biến động của đời sống thông qua sự xuất hiện của những bầy mèo vô sinh…

Mạc Can Fan’s Club

Vào nghề viết khá muộn nhưng chắc hiếm có nhà văn nào như ông, được bạn đọc yêu quý và xây dựng một trang web riêng cho mình ở địa chỉ http://mac-can.it.tt, trên đó lưu giữ tất cả những gì liên quan đến ông. Lạc vào trang web này, người ta sẽ càng cảm thấy khó hiểu, bởi một con người như ông, xuất thân từ một gánh hát trôi nổi trên sông Tiền, vào làng giải trí với tư cách một ảo thuật gia, một cây hài trên sân khấu, trên màn ảnh, rồi cuối cùng lại bỏ hết để ngồi viết văn, không hiểu ông sẽ còn đem đến một điều bất ngờ nào nữa. Với hàng trăm ngàn những bạn đọc tự xếp mình vào Mạc Can Fan’s Club (Câu lạc bộ những người hâm mộ Mạc Can) thì ông đúng là một niềm tự hào của họ.

Rất hiếm khi Mạc Can vắng mặt ở quán cà phê số 81 đường Trần Quốc Thảo (TPHCM), vì đó là nơi ông thường ngồi cùng những người bạn bè văn nghệ sĩ của mình. Đi theo ông già vóc dáng nhỏ thó này là một chiếc xe máy thuộc vào hàng “khủng”, bởi chắc cả trái đất này không còn chiếc thứ 2 nào “cà tàng” hơn nó. Một hôm chiếc xe máy biến mất, bạn bè hỏi thăm, ông nói tỉnh queo: “Tôi cho rồi”. ông kể: “Có một người làm thợ hồ cứ ngồi nhìn chiếc xe của tôi đăm đăm, anh ta ao ước giá như có một chiềc xe như thế, sẽ chuyển nghềđi chở nước đá giao cho các quán ăn, chắc chắn sẽ “đổi đời”. Tôi thương quá, mình “rách” vậy rồi mà còn có người rách hơn, thế nhưng thương nhất là đến lúc tôi bảo cho anh đó cái xe, ai đó cò không tin, không dám nhận. Trời ơi là trời, bây giờ người ta còn không tin vào lòng tốt nữa hả trời? Tui phải dắt xe đến tận nhà, trao hết giấy tờ mới xong xuôi”.

Ảo thuật con chữ

64 tuổi đời mà Mạc Can vẫn nay đây mai đó, lo cho con cái nhà cửa đàng hoàng, ông “xin phép” vợ cho ra…ở riêng, chẳng phải đề “tòm tem” nhăng cuội, mà là đi thuê nhà để được sống một mình với những con chữ- thứ với ông giờ thiêng liêng hơn hết thảy mọi thứ trên đời. Trước khi đi ông chỉ dận vợ một câu: “Bà nhớ lấy số mobile của tui, có gì thì kêu tui về ngay nha” rồi dấn thân vào kiếp…”đi hoang” nay đây mai đó. Ông thuê nhà trọ ở những xóm bình dân, chán lại chuyển chỗ khác.

Không thể phủ nhận rằng văn ông càng lúc càng hay, thế nên nghe chuyện ông xé 500 trang bản thảo cuốn “Phóng viên mồ côi” để viết lại từ đầu vì “đọc thấy chưa sướng”, ít người tin là thực dù nó là chuyện thực. Trong cái “láp tóp’, (máy tính xách tay) phải băng bó bằng băng dính và keo con voi của Mạc Can, lúc nào cùng có dăm bảy “phai” (flle) đang sáng tác dở, viết cái này thấy chán, ông đóng lại để viết sang cái khác, vài ngày hết chán lại mở ra. Mạc Can viết văn y như thể khi ông làm ảo thuật trên sân khấu.

Chưa khi nào quên thân phận “thằng hề” giữa đám đông mà gần hết cuộc đời luôn đeo bám ông, Mạc Can bảo chỉ có trên những trang viết, ông mới được sống một cuộc đời khác hẳn, một cuộc đời không có chữ “hẩm hiu”. không có những ngày mưa đói dài cùng gánh hát.

(Theo Nông thôn ngày nay)

Read Full Post »

Nguồn: Sông Cửu Long Online

Gặp được Trần Đăng Khoa một sáng bình an, anh hồn nhiên nói chuyện không khách khí, bông đùa mà vẫn lịch thiệp. Có quá nhiều điều muốn viết về anh, chất vấn anh, nhiều hơn khuôn khổ một bài viết này, để đành hài lòng với những câu chữ chỉ như một lát cắt mỏng…

VIẾT TIỂU THUYẾT TỪ NĂM LỚP 4

PV: Giữa Trần Đăng Khoa bây giờ và Trần Đăng Khoa ngày xưa “thần đồng” hình như chả liên quan gì hết. Ông Trần Đăng Khoa bây giờ xác lập tên tuổi của mình thoát hẳn ra con người quá khứ đó. Và cảm giác, anh không yêu chú bé Trần Đăng Khoa?

Trần Đăng Khoa: Nói không yêu cũng chẳng phải, nhưng sự thực là tôi không quan tâm. Và tôi rất kinh ngạc có những người cứ lấy Trần Đăng Khoa ngày xưa để đo Trần Đăng Khoa bây giờ. Ai mà đi lấy cậu bé ngày xưa 10 tuổi để đo tôi xù xì hôm nay? Phải đo cùng chủng loại mới đúng chứ?

PV: Anh có thuộc hết thơ ngày xưa không, và nhìn ngược lại thời ấy, anh có ngạc nhiên không khi còn ít tuổi vậy mà làm được những bài thơ như thế?

Trần Đăng Khoa: Tôi thuộc chứ, thuộc cả văn chương của chú bé ấy nữa. Còn ngạc nhiên thì không. Những người khác chỉ đơn giản là họ đã không làm thôi. Tôi chả có tài cán quái gì, tôi chỉ có một bí quyết, đó là đọc sách. Năm 8 tuổi tôi đã đọc hàng mấy trăm cuốn sách, và như thế tôi hoàn toàn không có tuổi thơ. Năm học lớp 4, tôi đã viết tiểu thuyết với những pha hãm hiếp rồi. Sắp tới tôi sẽ cho công bố, cuốn “Lão Đấu”. Tiểu thuyết được hoàn thiện năm lớp 10 rồi mất bản thảo. Gần đây mới tìm lại được trong một cái kho của NXB Phụ nữ. Hồi đó tôi đã viết thế này: “Nửa đêm, cô Xoan xách một thùng nước nóng lên nhà Bá Chương để lão tắm. Đến khi quay ra thì cánh cửa nhà tắm đã bị khóa trái. Lúc đó Bá Chương không còn là người nữa mà lão đã hóa thành con bò đực rồi. Và trước mặt con bò đực chỉ có con bò cái thôi chứ làm gì có người. Vì làm gì có người mà lại đi lạy bò bao giờ? Thảm thiết thay cho những phiến đá lát phòng tắm đã phải nhìn ngắm một pha mà đến cả bò trông thấy cũng xấu hổ”.

TÔI BỊA ĐẤY, CHÙA CÔN SƠN LÀM GÌ CÓ LÁ ĐA?

PV: Còn câu thơ đã đóng dấu mộc để mặc nhiên Trần Đăng Khoa là thần đồng khi anh viết: “Ngoài thềm rơi chiếc lá đa, tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” thì sao? Anh có thừa nhận hay không thì cũng thế rồi, chỉ để hỏi rằng anh viết câu đó có khó không?

Trần Đăng Khoa: Tôi chả thấy câu đó có gì hay, chả có gì cao siêu cả. Bài đó tôi viết năm lớp 4. Tôi đã từng là học sinh giỏi văn, nhưng tôi đã mất 10 năm để xóa hết ra khỏi đầu những câu văn của nhà trường. Tôi cũng ngạc nhiên khi có người nghĩ rằng đó là những câu thơ hay nhất trong đời Trần Đăng Khoa. Đó chẳng qua là một thủ pháp rất trẻ con, thủ pháp mà các cô giáo thường dạy học sinh lớp 3. Trong đề văn Em hãy tả lại một buổi học. Tả lớp tĩnh, các em nói: nghe rõ cả tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy, nghe rõ cả tiếng lá bàng rơi trên mái ngói, nghe thấy tiếng lá phi lao bay ở hàng hiên. Giờ tập làm văn miệng, học sinh lớp 3 thời ấy đã biết phải cảm nhận như thế nào khi lấy cái động để tả cái tĩnh rồi. Chùa Côn Sơn làm gì có lá đa, tôi bịa ra đấy. Cả câu hay mỗi chữ “mỏng”. Đúng là thơ ca có cái kỳ lạ, nó đánh tráo được cảm giác.

PV: Anh có nghe một lời đồn rằng hình như ông Trần Đăng Khoa bây giờ không phải là Trần Đăng Khoa ngày xưa. Trần Đăng Khoa khi bé đi đâu mất rồi ấy… để bây giờ là một ông Trần Đăng Khoa khác, chả liên quan gì!?

Trần Đăng Khoa: Đây là cách nói vui. Tôi đúng là tôi khác chứ. Tôi sợ cái danh tiếng hão, và mệt mỏi vì nó. Tôi thấy tôi đã già mà vẫn phải còng lưng gánh cây thánh giá Trần Đăng Khoa trẻ thơ. Dù tôi nói được thế nghĩa là bão cũng qua rồi. Người ta cứ hay nghĩ nhà thơ phải thanh mảnh, lãng mạn và buồn thăm thẳm. Gặp tôi thấy ục ịch như một gã phu đào huyệt thì nghĩ sao mà lão này là nhà thơ được. Ông Huy Cận cũng vậy, gặp ông, mọi người hay nghĩ sao ông giống ông đóng cối xay quá vậy. Nhà thơ là người ngơ ngác ư? Tôi chưa bao giờ biết ngơ ngác. Tôi rất lý trí và bình thản. Nói câu đầu đã biết câu cuối là gì. Viết bài thơ cũng vậy, viết ra câu đầu đã biết câu kết sẽ viết như thế nào rồi.Tại sao họ cứ nhất định vu cho tôi là một lão Khoa dở hơi, ấu trĩ?

PV: Có gì sai trong ứng xử với các thần đồng thời ấy hả anh? Khi còn nhỏ, anh sống có khó khăn với cái danh “thần đồng” lơ lửng trên đầu mình không?

Trần Đăng Khoa: Không, bởi vì không ai ở cái làng quê ấy gọi tôi là thần đồng hết. Bố mẹ tôi không bao giờ biết tôi là thằng như thế nào đến tận bây giờ. Ông bà chỉ có một thứ nối với thế giới là cái đài. Lâu không thấy thơ của tôi phát trên đài, hai cụ bảo dạo này mày chẳng làm được gì cả. Đài đọc thơ của tôi thì hai cụ coi tôi tồn tại, còn không là không làm việc. Khi tôi về làm Trưởng Ban Văn nghệ của Đài tiếng nói VN, tôi dẹp hết những gì liên quan đến tôi chứ đừng nói là thơ tôi. Tuyệt đối không. Thế là ông bà bảo: mày lười quá. Bố mẹ tôi chỉ nghe đài. Có đọc báo đâu! Ngày xưa báo làm gì về đến làng quê của tôi. Có những người đến bắt tôi làm thơ ngay tại chỗ tôi cũng làm ngay. Tôi quen rồi. Tôi nói thật, chưa bao giờ tôi viết có xúc cảm hết. Thời trẻ con cũng thế và sau này cũng vậy. Thấy cần viết là tôi viết. Họ đặt ký tôi viết về người này người kia thì tôi viết. Thế là có tập “Chân dung và Đối thoại” đấy. Tiếc là bây giờ chẳng báo nào đặt tôi làm thơ cả.

PV: Vậy thì cuộc đời anh, lúc bé là thần đồng thơ, đi lính hải quân, sang Nga học, về sống ở Hà Nội, lấy vợ, sinh con và bây giờ mang “hàm” Vụ trưởng… tất cả những điều đó có nằm trong tầm kiểm soát của anh không?

Trần Đăng Khoa: Riêng việc làm quản lý thì không nằm trong phạm vi suy nghĩ của tôi. Tôi vẫn làm, vì nghĩ là cũng nên thay đổi một tí. Tôi cũng làm tốt dù đi suốt, báo làm sao trống chữ được, cũng như đài làm sao có thể trống sóng?

PV: Tôi quan tâm đến một điều, anh còn làm thơ không? Lần gần đây nhất anh làm thơ là thời gian nào?

Trần Đăng Khoa: Tôi vẫn viết hằng ngày, nhưng thơ chỉ là phần nhỏ thôi. Xã hội chẳng quan tâm đến thơ nữa, chính các nhà thơ cũng không quan tâm đến thơ. Họ dùng thơ để làm gì ư? Thơ là cái để nói ra những điều không thể nói được với ai. Có cách biểu hiện khác hiệu quả hơn thơ thì dùng thơ làm gì? Thơ chỉ là phương tiện để giao tiếp với cuộc sống thôi. Nổi tiếng để làm gì? Để ra đường đi đâu người ta cũng chỉ trỏ à? Người ta đồn đại về tôi kinh lắm. Nào là tôi đi tiễn người yêu quên mang ví, tôi nói thật chả khi nào ra đường mà tôi không mang theo ít nhất 2 triệu trong túi, nhỡ gặp bạn còn có tiền đãi bạn chứ. Rồi họ nói tôi bảo người yêu là anh tặng em một món quà 50 ngàn thôi, đâu phải vậy. Đó là chuyện tôi kể bên Mỹ người ta nói tặng các bạn món quà không quá 50 đô la đấy chứ. Người ta đồn vợ tôi mua cho tôi bộ comple hơn 1 triệu nhưng phải nói dối tôi là mua 50 ngàn. Chuyện đó bắt nguồn từ việc tôi đã mời một nhà thơ lớn đi ăn cơm, tôi định đãi bà ấy nên gọi những món đắt nhất, ai ngờ bà ấy trả phía sau hết nên khi thanh toán tôi chỉ phải trả có 5 rúp. Tôi thích nước mắm nguyên chất, thì có ông viết tôi đi nước ngoài tôi mang theo chai nước mắm để trong va-li quần áo. Thật kinh hoàng. Rồi họ lại bảo, tôi pha mắm tôm loãng ra rồi húp như canh! Tôi chả hiểu tại sao người ta cứ nhất định dựng đứng lên, nhất định vu cho tôi là một lão Khoa dở hơi, ngơ ngác, ra đường thì ấu trĩ. Khổ thật!

NHỮNG KÝ ỨC ĐẢO CHÌM

PV: Khi người ta hỏi, tại sao anh tìm được một cô gái trẻ đẹp làm vợ, có phải vì danh tiếng “thần đồng” của anh không, thì anh chỉ nói: “Cô ấy yêu tôi như yêu một người lính”. Điều đó làm tôi rất cảm động vì dường như tôi nghe được sự tự hào, trân trọng của anh dành cho chữ “người lính”?

Trần Đăng Khoa: Đúng thế đấy, tôi là người lính và sẽ mãi mãi là người lính. Trước đây là người lính mặc quân phục còn bây giờ là người lính ở đời thường. Tôi chỉ cảm thấy thoải mái tự nhiên khi mình khoác bộ quân phục mà thôi. Khi tôi sang Mỹ, nhiều người nói tôi phải tránh mặc quân phục để không gợi lại hình ảnh chiến tranh. Nhưng tôi vẫn mặc bởi vì với nó tôi mới thấy đó chính là bộ quần áo của mình. Bây giờ đất nước yên hàn rồi, chẳng lẽ cứ khoác mãi áo lính, thì tôi ra ngoài, nhưng bạn xem đây, tôi vẫn mặc quần áo may theo kiểu lính.

PV: Khi đi Trường Sa, chứng kiến cuộc sống của những người lính ở đó, tôi cứ tự hỏi không biết Trần Đăng Khoa – “thần đồng thơ” một thời được cả dân tộc nâng niu viết “Đảo chìm” bằng kiến thức sống thực tế hay chỉ như tôi, một thoáng ghé qua?

Trần Đăng Khoa: Ngày đó ở đảo chìm còn khổ hơn bây giờ gấp nhiều lần. Tôi là một người lính, lính tuyên huấn. Tôi đã đi hết 25 hòn đảo mà lính mình ở để mãi ám ảnh những chiếc boong nổi được gọi là đảo chìm. Nước ngập trắng xóa, triều xuống bãi san hô mới nhô lên. Một ngày 3, 4 lần chạy thủy triều, có khi phải xuống xuồng cao su để đợi khi nước rút mới vào lại lều trên boong. Khi nước rút có khi trong đó là một con cá tai tượng, bữa tươi của lính, nhưng có khi lại là con cá mập. Trong “Đảo chìm” tôi đã kể, Trần Văn Hai câu cá bằng ngón chân cái, cả chân cậu ấy chính là cái cần câu. Quanh năm cậu ấy cởi truồng đến mức tôi mặc quân phục lại thành rất buồn cười. Cậu ấy bảo tôi: “Trông ông anh rất bệnh hoạn, không hoàn thiện như bọn em. Chắc bác có gì khuyết tật nên phải che giấu”. Đó là những năm 1976, 1977, chim biển còn chưa biết người là gì, hoang dã lắm, chui cả vào giường đẻ trứng. Tôi đã chịu đựng được tất cả những khó khăn ấy bằng niềm tin vào lý tưởng và sức trẻ của mình.

PV: Bao lâu rồi anh chưa quay lại đảo chìm? Anh còn mơ đến không, những đêm ngày sống bập bềnh trên sóng thời ấy?

Trần Đăng Khoa: Không bao giờ quên, lúc nào cũng cảm giác mình như một viên đạn khi sóng cứ cuốn vun vút dưới chân đảo. Tôi trở về đất liền đã nhớ da diết đảo. Khi đó tôi đã viết: “ngày mai đảo sẽ nhô lên, sẽ có cuộc đời, sẽ có tên, sẽ có con đường cho anh gặp em, có ngôi nhà với vòm cây mát, có nước ngọt, ấy là điều tuyệt diệu nhất, có thể gội đầu, có thể uống no say, có thể tặng nhau cả một giếng đầy… ngày mai sẽ có khoai lang luộc, sẽ có rau muống, sẽ có mây cánh kiến mở màn cho em hát…”. Tất cả những thứ bình thường ấy đã luôn là ước mơ cho tương lai của những người ở đảo. Mỗi khi có bão, lại có người chết, không có cái chết nào dữ dội như cái chết của người lính biển. Đến khúc xương cuối cùng cũng phải quật nhau với sóng gió. Có bao nhiêu điều tôi còn chưa kịp viết hết trong Đảo chìm. Tôi sẽ còn viết nữa…

Lê Thị Thái Hòa (Theo TNTS)

Read Full Post »